TTCK tuần này: Cháy bỏng lòng tham và sợ hãi
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
So với mức đỉnh tháng 3/2007, VN-Index đã giảm tới 45% khiến cho thị trường Việt Nam trở thành một trong những thị trường giảm giá tồi tệ nhất thế giới trong 3 tháng gần đây.
Kết thúc tuần giao dịch từ 25/02 đến 29/02/2008, chỉ số VN-Index đã mất đi 23,8 điểm, tương đương mức giảm 3,46%.
Tại sàn Hà Nội, 3 phiên tăng điểm nhẹ trong tuần không chấm dứt được xu hướng giảm giá mạnh của HASTC-Index.
Kết thúc tuần giao dịch, HASTC-Index mất thêm 10,78 điểm, tương đương giảm 4,51% so với cuối tuần trước (tuần trước nữa HASTC-Index mất tới 15,27%).
Giá trị giao dịch bình quân đã hồi phục đôi chút so với tuần trước, tuy nhiên vẫn ở mức rất thấp, đạt 683 tỷ đồng/phiên so với 676 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó.
Đằng sau những con số lạnh lùng này là vị chát đắng đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân có mức vốn trung bình (500 triệu – 2 tỷ).
Kinh nghiệm thắng lớn đầu năm 2007 khiến họ tự tin huy động toàn bộ tài sản tiết kiệm của gia đình, cộng thêm vốn vay, để đầu tư chứng khoán.
Kết quả đáng buồn là đa phần trong số họ đã thua lỗ từ 20-50% tổng vốn đầu tư. Một số nhà đầu tư đã mất gần hết số vốn tự có, và thậm chí đã trở thành con nợ.
Tín hiệu tích cực?
Bức tranh tối mầu của tuần vừa qua có hai điểm tích cực đáng chú ý, đó là:
- Tốc độ giảm giá của thị trường dẫu sao cũng đã chậm lại. VNIndex chưa giảm xuyên qua mốc nhạy cảm 650 điểm như e ngại trong báo cáo tuần trước của chúng tôi: “Khốc liệt mốc 650 điểm”.
Nếu giảm vượt qua mốc 640-650 điểm này, thị trường sẽ rơi vào tình cảnh hoảng loạn, và lúc đó sẽ rất khó xác định mức đáy tiếp theo của thị trường.
- Các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu giải ngân lại khá mạnh trên thị trường Việt Nam bất chấp những bất ổn hiện hữu của thị trường chứng khoán quốc tế.
Trong tuần vừa qua, giá trị mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài thường xuyên gấp 2-5 lần giá trị bán ra. Tổng cộng cả tuần các nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 592 tỷ đồng cổ phiếu, và bán ra 186 tỷ đồng.
Như vậy, mối đe dọa lớn nhất là sự hoảng loạn bỏ chạy của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa diễn ra. Trong tuần tới, nếu các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cường mua vào như tuần vừa qua thì VNIndex sẽ khó giảm mạnh.
Báo cáo mới nhất của HSBC về thị trường châu Á cũng đã bắt đầu đưa ra những nhận định bớt bi quan hơn về thị trường Việt Nam. Đáng chú ý, Việt Nam được xếp trong hàng 6 nước mà HSBC khuyến nghị ưu tiên đầu tư, mức OW hay OverWeight – Buy cùng với 6 nước khác. Đó là các nước Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore và Thái Lan.
Tại sao thị trường giảm mạnh trong tuần vừa qua?
Theo chúng tôi, thị trường chứng khoán, với vai trò là chiếc nhiệt kế cực nhạy đo lường sức khỏe nền kinh tế, đã sụt giảm mạnh một cách rất hợp lý trước những khó khăn và yếu kém được bộ lộ khi kinh tế Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về những vấn đề dài hạn này trong các báo cáo tiếp theo.
Bên cạnh những mối lo ngại dài hạn đã được nhắc tới nhiều trong đợt sụt giảm vừa rồi của thị trường, tuần qua đã xuất hiện một số yếu tố tiêu cực mới:
- Bigboys bán tháo cổ phiếu. Các cựu bluechips lừng danh một thời như FPT, SBT, REE, SSI, SAM, GMD… đã bị bán tháo không thương tiếc với những lệnh bán ở khối lượng rất lớn.
Đó không thể là lệnh bán của các nhà đầu tư cá nhân hoảng hốt, mà phải là lệnh bán của các tổ chức, cụ thể là của các ngân hàng và các quỹ đầu tư trong nước. Rất may mắn là đợt bán tháo vừa qua chưa có sự tham gia của các tổ chức nước ngoài.
Tại sao các tổ chức trong nước lại bán tháo trong thời điểm giá cổ phiếu đã xuống rất thấp như hiện nay. Có 2 lý do chính:
o Các ngân hàng không bán cổ phiếu của họ, mà bán cổ phiếu bị cầm cố của các nhà đầu tư. Dư nợ chứng khoán vào khoảng 13000 tỷ đồng trước đợt bán tháo.
Số cổ phiếu cầm cố này đã và đang bị các chủ nợ bán với giá sàn khi các con nợ không có cách nào hoàn trả kịp thời hạn món nợ, hoặc đóng tiền bù khi giá cổ phiếu giảm mạnh.
Các cổ phiếu bị bán tháo là những cổ phiếu “cựu” bluechips có giá trên 100.000 VNĐ/cổ phiếu, như SBT, REE, FPT và SAM, vốn là đối tượng cầm cố ưa thích của các nhà đầu tư.
o Các ngân hàng và các công ty chứng khóan của ngân hàng cần tiền mặt để bổ sung nguồn thanh khoản. Do vậy, họ cần chuyển tài sản cổ phiếu thành tiền mặt bằng mọi giá và càng sớm càng tốt.
Câu hỏi đặt ra là đợt bán tháo này bao giờ sẽ chấm dứt? Chưa có những số liệu cập nhật về tình hình dư nợ cầm cố chứng khóan để giải đáp câu hỏi này.
Tuy nhiên các nhà đầu tư cá nhân có thể nhận biết sự chững lại của đợt bán tháo này bằng cách quan sát lệnh bán các cổ phiếu lớn, đặc biệt là SBT, SSI, REE, ACB và SAM, trong các phiên giao dịch đầu tuần sau.
- Nguy cơ khủng hoảng thanh khoản, và tiếp theo là nguy cơ mất khả năng thanh toán, của một số ngân hàng nhỏ.
Cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng cổ phần là một cuộc đua đáng sợ, thể hiện các ngân hàng cổ phần đang rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn về thanh khỏan, khi mà nhiều ngân hàng đã quá lạm dụng các khoản huy động vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho các dự án bất động sản chỉ có thể thu hồi trong trung hạn và dài hạn.
Đáng sợ hơn cả vấn đề lạm phát, đây mới là mối đe dọa rợn người đối với các nhà đầu tư, khiến họ đồng cảm với chia sẻ của vị lãnh đạo ngành tài chính khi trả lời báo chí “ tôi như ngồi trên lửa”.
Nguy cơ này càng lớn trong bối cảnh Việt Nam đã tiếp nhận luồng vốn tài chính gián tiếp rất lớn (đến mức bội thực) trong các năm vừa qua. Dòng vốn tài chính từ nước ngoài là con dao hai lưỡi đối với nền kinh tế, đặc biệt đối với nền kinh tế chưa có cơ chế điều hành và kiểm soát chúng.
Hầu hết các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây ở các nước đang phát triển đều có liên quan đến việc chảy vào quá nhiều và rút ra quá nhanh của dòng tiền đầu cơ tài chính này. Trước mối đe dọa lớn như vậy, dễ hiểu tại sao các nhà đầu tư thận trọng lại bán bớt cổ phiếu vào cuối tuần vừa qua.
Kịch bản nào cho tuần sắp tới?
Với những thông tin tiêu cực như vậy, tuần tới thị trường có lẽ tiếp tục đà đi xuống, tuy nhiên đà đi xuống này có thể sẽ được giảm tốc phần nào với những lý do sau đây:
- Chính phủ có thể sẽ ban hành những chính sách hỗ trợ thị trường trong tuần tới. Các nhà đầu tư đang bàn tán nhiều về khả năng mở room sở hữu nước ngoài từ 30% lên 35% đối với các cổ phiếu ngân hàng.
Dù gì đi nữa, rủi ro thị trường chứng khoán giảm quá mạnh là ngòi nổ cho đợt tháo chạy của các nhà đầu cơ nước ngoài khỏi thị trường Việt Nam là một kịch bản quá nhiều rủi ro, và thậm chí còn nguy hại hơn cả mối nguy lạm phát. Tuy nhiên, trong trung hạn, thị trường không thể hồi phục nhờ vào những giải pháp tình thế như vậy.
- Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng mua trên thị trường do giá cổ phiếu đã giảm xuống mức hợp lý.
Thị trường chứng khóan Việt Nam đã được “nối mạng quốc tế” và được theo dõi sát sao trong các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức đầu tư quốc tế như HSBC và Merry Lynch. Do vậy, nguồn tiền của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhanh chóng đổ vào Việt Nam khi giá cổ phiếu ở Việt Nam đủ rẻ.
- Các nhà đầu tư tổ chức trong nước bắt đầu giảm dần cường độ các đợt bán tháo cổ phiếu cầm cố do các vấn đề thanh khỏan của hệ thống ngân hàng đã bớt nghiêm trọng sau khi NHNN bơm trên 30000 tỷ tiền mặt ra thị trường trong tuần vừa qua.
Phân tích kỹ thuật
Từ góc nhìn của phân tích kỹ thuật, VNIndex đang ở trong một mô hình đảo chiều ba đỉnh. Đỉnh của mô hình này vào khoảng 1130 điểm, đường “vai” ở khoảng 880-890 điểm.
Theo mô hình này, khoảng cách từ đỉnh tới đường “vai” sẽ bằng khoảng cách từ đường “vai” tới đáy. Tức là thị trường sẽ giảm khoảng 250 điểm kể từ mức 880-890 điểm. Hay nói cách khác, nhiều khả năng “đáy” của VN-Index trong đợt sụt giảm này giao động xung quanh ngưỡng 630-650 điểm.
Ngưỡng đáy 630 -650 điểm trùng hợp với các mức hỗ trợ quan trọng khác như được biểu diễn trên đồ thị. Do vậy, có thể đây sẽ là điểm tạm dừng chân của VN-Index trước khi xác lập xu thế mới.
Kết luận và khuyến nghị
Trong tuần tới, nhiều khả năng mức đáy tạm thời 630 - 650 điểm của thị trường sẽ được xác lập. VNIndex sẽ tạm dừng đà giảm sút để dao động xung quanh mức quan trọng này, và thậm chí sẽ có một số một phiên hồi phục khá mạnh, nhất là khi tin đồn mở room cổ phiếu ngân hàng được chứng thực.
Tuy nhiên, sự phục hồi đó chỉ là tạm thời, mang tính kỹ thuật và tâm lý. Con đường tới sự phục hồi trung hạn và dài hạn của thị trường chứng khóan chỉ được thiết lập khi những vấn đề yếu kém của nền kinh tế, nhất là lạm phát và hoạt động rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, được giải quyết về cơ bản.
Chúng tôi vẫn tiếp tục tin tưởng vào khả năng Chính phủ giải quyết được các vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay, để tạo nền tảng cho nền kinh tế tiếp tục phát triển tốt trong năm 2008 và các năm tiếp theo.
Do vậy, các nhà đầu tư đang nắm giữ nhiều cổ phiếu cần tỉnh táo, nên tạm dừng việc bán cắt lỗ hoảng loạn trong các phiên thị trường giảm sàn. Nếu muốn rút khỏi thị trường, họ nên bán cổ phiếu trong các đợt phục hồi ngắn hạn sắp tới để thu được mức giá hợp lý hơn.
Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt, việc giải ngân nên được tiến hành hết sức thận trọng và hướng vào các cổ phiếu mang tính phòng thủ của các ngành như năng lượng và thực phẩm. Đáy của thị trường chỉ được xác lập bởi cuộc chiến cung, cầu giữa các nhà đầu tư tổ chức.
Để tránh thiệt hại, tốt nhất các nhà đầu tư nhỏ cần tiếp tục nắm giữ tỷ lệ tiền mặt lớn hơn so với cổ phiếu và chỉ đầu tư tổng lực khi mức đáy của thị trường đã được xác định rõ.
Khuyến nghị cụ thể như sau:
- Tiền mặt/ cổ phiếu: 35%/65%
- Tỷ lệ phân bổ Hose/ Hastc: 50%/ 50%
- Tỷ trọng đầu tư các ngành: Tiêu dùng (40%), Năng lượng (30%), Ngân hàng (30%).
(Theo VietnamNet)
Kết thúc tuần giao dịch từ 25/02 đến 29/02/2008, chỉ số VN-Index đã mất đi 23,8 điểm, tương đương mức giảm 3,46%.
Tại sàn Hà Nội, 3 phiên tăng điểm nhẹ trong tuần không chấm dứt được xu hướng giảm giá mạnh của HASTC-Index.
Kết thúc tuần giao dịch, HASTC-Index mất thêm 10,78 điểm, tương đương giảm 4,51% so với cuối tuần trước (tuần trước nữa HASTC-Index mất tới 15,27%).
Giá trị giao dịch bình quân đã hồi phục đôi chút so với tuần trước, tuy nhiên vẫn ở mức rất thấp, đạt 683 tỷ đồng/phiên so với 676 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó.
Đằng sau những con số lạnh lùng này là vị chát đắng đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân có mức vốn trung bình (500 triệu – 2 tỷ).
Kinh nghiệm thắng lớn đầu năm 2007 khiến họ tự tin huy động toàn bộ tài sản tiết kiệm của gia đình, cộng thêm vốn vay, để đầu tư chứng khoán.
Kết quả đáng buồn là đa phần trong số họ đã thua lỗ từ 20-50% tổng vốn đầu tư. Một số nhà đầu tư đã mất gần hết số vốn tự có, và thậm chí đã trở thành con nợ.
Tín hiệu tích cực?
Bức tranh tối mầu của tuần vừa qua có hai điểm tích cực đáng chú ý, đó là:
- Tốc độ giảm giá của thị trường dẫu sao cũng đã chậm lại. VNIndex chưa giảm xuyên qua mốc nhạy cảm 650 điểm như e ngại trong báo cáo tuần trước của chúng tôi: “Khốc liệt mốc 650 điểm”.
Nếu giảm vượt qua mốc 640-650 điểm này, thị trường sẽ rơi vào tình cảnh hoảng loạn, và lúc đó sẽ rất khó xác định mức đáy tiếp theo của thị trường.
- Các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu giải ngân lại khá mạnh trên thị trường Việt Nam bất chấp những bất ổn hiện hữu của thị trường chứng khoán quốc tế.
Trong tuần vừa qua, giá trị mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài thường xuyên gấp 2-5 lần giá trị bán ra. Tổng cộng cả tuần các nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 592 tỷ đồng cổ phiếu, và bán ra 186 tỷ đồng.
Như vậy, mối đe dọa lớn nhất là sự hoảng loạn bỏ chạy của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa diễn ra. Trong tuần tới, nếu các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cường mua vào như tuần vừa qua thì VNIndex sẽ khó giảm mạnh.
Báo cáo mới nhất của HSBC về thị trường châu Á cũng đã bắt đầu đưa ra những nhận định bớt bi quan hơn về thị trường Việt Nam. Đáng chú ý, Việt Nam được xếp trong hàng 6 nước mà HSBC khuyến nghị ưu tiên đầu tư, mức OW hay OverWeight – Buy cùng với 6 nước khác. Đó là các nước Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore và Thái Lan.
Tại sao thị trường giảm mạnh trong tuần vừa qua?
Theo chúng tôi, thị trường chứng khoán, với vai trò là chiếc nhiệt kế cực nhạy đo lường sức khỏe nền kinh tế, đã sụt giảm mạnh một cách rất hợp lý trước những khó khăn và yếu kém được bộ lộ khi kinh tế Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về những vấn đề dài hạn này trong các báo cáo tiếp theo.
Bên cạnh những mối lo ngại dài hạn đã được nhắc tới nhiều trong đợt sụt giảm vừa rồi của thị trường, tuần qua đã xuất hiện một số yếu tố tiêu cực mới:
- Bigboys bán tháo cổ phiếu. Các cựu bluechips lừng danh một thời như FPT, SBT, REE, SSI, SAM, GMD… đã bị bán tháo không thương tiếc với những lệnh bán ở khối lượng rất lớn.
Đó không thể là lệnh bán của các nhà đầu tư cá nhân hoảng hốt, mà phải là lệnh bán của các tổ chức, cụ thể là của các ngân hàng và các quỹ đầu tư trong nước. Rất may mắn là đợt bán tháo vừa qua chưa có sự tham gia của các tổ chức nước ngoài.
Tại sao các tổ chức trong nước lại bán tháo trong thời điểm giá cổ phiếu đã xuống rất thấp như hiện nay. Có 2 lý do chính:
o Các ngân hàng không bán cổ phiếu của họ, mà bán cổ phiếu bị cầm cố của các nhà đầu tư. Dư nợ chứng khoán vào khoảng 13000 tỷ đồng trước đợt bán tháo.
Số cổ phiếu cầm cố này đã và đang bị các chủ nợ bán với giá sàn khi các con nợ không có cách nào hoàn trả kịp thời hạn món nợ, hoặc đóng tiền bù khi giá cổ phiếu giảm mạnh.
Các cổ phiếu bị bán tháo là những cổ phiếu “cựu” bluechips có giá trên 100.000 VNĐ/cổ phiếu, như SBT, REE, FPT và SAM, vốn là đối tượng cầm cố ưa thích của các nhà đầu tư.
o Các ngân hàng và các công ty chứng khóan của ngân hàng cần tiền mặt để bổ sung nguồn thanh khoản. Do vậy, họ cần chuyển tài sản cổ phiếu thành tiền mặt bằng mọi giá và càng sớm càng tốt.
Câu hỏi đặt ra là đợt bán tháo này bao giờ sẽ chấm dứt? Chưa có những số liệu cập nhật về tình hình dư nợ cầm cố chứng khóan để giải đáp câu hỏi này.
Tuy nhiên các nhà đầu tư cá nhân có thể nhận biết sự chững lại của đợt bán tháo này bằng cách quan sát lệnh bán các cổ phiếu lớn, đặc biệt là SBT, SSI, REE, ACB và SAM, trong các phiên giao dịch đầu tuần sau.
- Nguy cơ khủng hoảng thanh khoản, và tiếp theo là nguy cơ mất khả năng thanh toán, của một số ngân hàng nhỏ.
Cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng cổ phần là một cuộc đua đáng sợ, thể hiện các ngân hàng cổ phần đang rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn về thanh khỏan, khi mà nhiều ngân hàng đã quá lạm dụng các khoản huy động vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho các dự án bất động sản chỉ có thể thu hồi trong trung hạn và dài hạn.
Đáng sợ hơn cả vấn đề lạm phát, đây mới là mối đe dọa rợn người đối với các nhà đầu tư, khiến họ đồng cảm với chia sẻ của vị lãnh đạo ngành tài chính khi trả lời báo chí “ tôi như ngồi trên lửa”.
Nguy cơ này càng lớn trong bối cảnh Việt Nam đã tiếp nhận luồng vốn tài chính gián tiếp rất lớn (đến mức bội thực) trong các năm vừa qua. Dòng vốn tài chính từ nước ngoài là con dao hai lưỡi đối với nền kinh tế, đặc biệt đối với nền kinh tế chưa có cơ chế điều hành và kiểm soát chúng.
Hầu hết các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây ở các nước đang phát triển đều có liên quan đến việc chảy vào quá nhiều và rút ra quá nhanh của dòng tiền đầu cơ tài chính này. Trước mối đe dọa lớn như vậy, dễ hiểu tại sao các nhà đầu tư thận trọng lại bán bớt cổ phiếu vào cuối tuần vừa qua.
Kịch bản nào cho tuần sắp tới?
Với những thông tin tiêu cực như vậy, tuần tới thị trường có lẽ tiếp tục đà đi xuống, tuy nhiên đà đi xuống này có thể sẽ được giảm tốc phần nào với những lý do sau đây:
- Chính phủ có thể sẽ ban hành những chính sách hỗ trợ thị trường trong tuần tới. Các nhà đầu tư đang bàn tán nhiều về khả năng mở room sở hữu nước ngoài từ 30% lên 35% đối với các cổ phiếu ngân hàng.
Dù gì đi nữa, rủi ro thị trường chứng khoán giảm quá mạnh là ngòi nổ cho đợt tháo chạy của các nhà đầu cơ nước ngoài khỏi thị trường Việt Nam là một kịch bản quá nhiều rủi ro, và thậm chí còn nguy hại hơn cả mối nguy lạm phát. Tuy nhiên, trong trung hạn, thị trường không thể hồi phục nhờ vào những giải pháp tình thế như vậy.
- Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng mua trên thị trường do giá cổ phiếu đã giảm xuống mức hợp lý.
Thị trường chứng khóan Việt Nam đã được “nối mạng quốc tế” và được theo dõi sát sao trong các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức đầu tư quốc tế như HSBC và Merry Lynch. Do vậy, nguồn tiền của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhanh chóng đổ vào Việt Nam khi giá cổ phiếu ở Việt Nam đủ rẻ.
- Các nhà đầu tư tổ chức trong nước bắt đầu giảm dần cường độ các đợt bán tháo cổ phiếu cầm cố do các vấn đề thanh khỏan của hệ thống ngân hàng đã bớt nghiêm trọng sau khi NHNN bơm trên 30000 tỷ tiền mặt ra thị trường trong tuần vừa qua.
Phân tích kỹ thuật
Từ góc nhìn của phân tích kỹ thuật, VNIndex đang ở trong một mô hình đảo chiều ba đỉnh. Đỉnh của mô hình này vào khoảng 1130 điểm, đường “vai” ở khoảng 880-890 điểm.
Theo mô hình này, khoảng cách từ đỉnh tới đường “vai” sẽ bằng khoảng cách từ đường “vai” tới đáy. Tức là thị trường sẽ giảm khoảng 250 điểm kể từ mức 880-890 điểm. Hay nói cách khác, nhiều khả năng “đáy” của VN-Index trong đợt sụt giảm này giao động xung quanh ngưỡng 630-650 điểm.
Ngưỡng đáy 630 -650 điểm trùng hợp với các mức hỗ trợ quan trọng khác như được biểu diễn trên đồ thị. Do vậy, có thể đây sẽ là điểm tạm dừng chân của VN-Index trước khi xác lập xu thế mới.
Kết luận và khuyến nghị
Trong tuần tới, nhiều khả năng mức đáy tạm thời 630 - 650 điểm của thị trường sẽ được xác lập. VNIndex sẽ tạm dừng đà giảm sút để dao động xung quanh mức quan trọng này, và thậm chí sẽ có một số một phiên hồi phục khá mạnh, nhất là khi tin đồn mở room cổ phiếu ngân hàng được chứng thực.
Tuy nhiên, sự phục hồi đó chỉ là tạm thời, mang tính kỹ thuật và tâm lý. Con đường tới sự phục hồi trung hạn và dài hạn của thị trường chứng khóan chỉ được thiết lập khi những vấn đề yếu kém của nền kinh tế, nhất là lạm phát và hoạt động rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, được giải quyết về cơ bản.
Chúng tôi vẫn tiếp tục tin tưởng vào khả năng Chính phủ giải quyết được các vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay, để tạo nền tảng cho nền kinh tế tiếp tục phát triển tốt trong năm 2008 và các năm tiếp theo.
Do vậy, các nhà đầu tư đang nắm giữ nhiều cổ phiếu cần tỉnh táo, nên tạm dừng việc bán cắt lỗ hoảng loạn trong các phiên thị trường giảm sàn. Nếu muốn rút khỏi thị trường, họ nên bán cổ phiếu trong các đợt phục hồi ngắn hạn sắp tới để thu được mức giá hợp lý hơn.
Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt, việc giải ngân nên được tiến hành hết sức thận trọng và hướng vào các cổ phiếu mang tính phòng thủ của các ngành như năng lượng và thực phẩm. Đáy của thị trường chỉ được xác lập bởi cuộc chiến cung, cầu giữa các nhà đầu tư tổ chức.
Để tránh thiệt hại, tốt nhất các nhà đầu tư nhỏ cần tiếp tục nắm giữ tỷ lệ tiền mặt lớn hơn so với cổ phiếu và chỉ đầu tư tổng lực khi mức đáy của thị trường đã được xác định rõ.
Khuyến nghị cụ thể như sau:
- Tiền mặt/ cổ phiếu: 35%/65%
- Tỷ lệ phân bổ Hose/ Hastc: 50%/ 50%
- Tỷ trọng đầu tư các ngành: Tiêu dùng (40%), Năng lượng (30%), Ngân hàng (30%).
(Theo VietnamNet)
0 Responses to TTCK tuần này: Cháy bỏng lòng tham và sợ hãi
Something to say?