BIDV khuyến cáo về vốn gián tiếp
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Nếu Việt Nam không quản lý được dòng dòng vốn đầu tư trực tiếp một cách đồng bộ, linh hoạt sẽ kéo theo nguy cơ rủi ro cho nền tài chính.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đưa ra khuyến cáo về dòng vốn đầu tư gián tiếp tại Việt Nam và cảnh báo nếu không quản lý được dòng tiền này một cách đồng bộ, linh hoạt sẽ kéo theo nguy cơ rủi ro cho nền tài chính.
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà trình bày những ý kiến trên tại cuộc họp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước về những giải pháp góp phần kiềm chế lạm phát chiều 1-4 tại Hà Nội.
Tuy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã khẳng định chưa có các dấu hiệu xấu về vốn gián tiếp tại Việt Nam song ông Trần Bắc Hà cũng nhắc tới việc các định chế tài chính toàn cầu đang cắt giảm hạn mức cho các nước do mức độ rủi ro; các quỹ đầu cơ hedged fund của Mỹ tuần qua đã rút tiền từ một số thị trường về để giải quyết các khoản lỗ. Các công ty chứng khoán đã có những động thái đánh giá về khả năng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi thị trường gián tiếp hoặc OTC tuần qua.
Việt Nam cần kiểm soát sự vận động tài khoản vốn và thị trường vốn một cách kịp thời nhưng cứng rắn, nhanh chóng bổ sung dự trữ ngoại hối đủ lớn để tránh các cú sốc khi dòng vốn nước ngoài đảo chiều”, ông Bắc Hà nói.
Ví dụ, Chính phủ nên quản lý vốn đăng ký đầu tư trực tiếp và gián tiếp bằng cách giám sát vốn công bố của các dự án đối với vốn đầu tư mới, vốn đầu tư mở rộng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ngoài ra, các cơ quan chức năng phải xây dựng ngay các cơ chế đồng bộ quản lý và giám sát dòng vốn gián tiếp, có các biện pháp quản lý dòng tiền vào ra trên tài khoản vốn và nên thường xuyên có sự phân tích, đánh giá, dự báo về dòng vốn này.
Ông Hà dẫn chứng 50% ý kiến chuyên gia nhận định cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế và có thể gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, không loại trừ Việt Nam. Đồng đô la Mỹ giảm giá mạnh ảnh hưởng đến tương quan xuất nhập khẩu của các nước với Mỹ, ảnh hướng đến thanh khoản của đồng ngoại tệ này trên thị trường tài chính và dòng vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp.
“Thâm hụt thương mại và ngân sách của Việt Nam tăng cao đang tiềm ẩn những rủi ro hết sức lớn, đặc biệt nếu thị trường tài chính thế giới tiếp tục bất ổn hay dòng vốn nước ngoài có sự đảo chiều”, ông Hà nói. Ông khuyến nghị Chính phủ nên có biện pháp gắn chính sách tiền tệ và tài khoá hơn, nới lỏng biên độ tỷ giá 1,5-2,0% và duy trì tốt quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.
Theo ông, nền kinh tế Việt Nam hiện đáng lo nhất là lạm phát và có kiềm chế được lạm phát mới có thể thu hút được các nhà đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó, tính không bền vững của thị trường, trong đó có tiền tệ, cho thấy kinh tế Việt Nam chưa có năng lực vững vàng để chống lại các cuộc khủng hoảng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có những diễn biến bất lợi khó lường.
Ngoài ra, ông Hà cũng đặt ra vấn đề là sự kết hợp giữa ba cơ quan quản lý quan trọng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính còn lỏng lẻo. Chính phủ nên thành lập ủy ban lâm thời để điều phối sự kết hợp giữa ba bộ này cũng như áp dụng chính sách tài khóa kiềm chế đi cùng với thắt chặt tiền tệ.
“Liệu đã đến lúc cần thuê tư vấn, chuyên gia giỏi hay tham vấn các nước có nhiều kinh nghiệm chống lạm phát để giúp Việt Nam hay chưa? Bên cạnh đó, cần có những hành động động viên người dân, đẩy mạnh tiết kiệm. Khi lạm phát năm 1997, Chính phủ Hàn Quốc đã kêu gọi người dân góp vàng gửi ngân hàng, chúng ta cũng nên kêu gọi sự ủng hộ và trách nhiệm của công dân đối với đất nước”, ông Trần Bắc Hà đề xuất lên lãnh đạo Chính phủ.
(Theo TBKTSG)
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đưa ra khuyến cáo về dòng vốn đầu tư gián tiếp tại Việt Nam và cảnh báo nếu không quản lý được dòng tiền này một cách đồng bộ, linh hoạt sẽ kéo theo nguy cơ rủi ro cho nền tài chính.
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà trình bày những ý kiến trên tại cuộc họp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước về những giải pháp góp phần kiềm chế lạm phát chiều 1-4 tại Hà Nội.
Tuy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã khẳng định chưa có các dấu hiệu xấu về vốn gián tiếp tại Việt Nam song ông Trần Bắc Hà cũng nhắc tới việc các định chế tài chính toàn cầu đang cắt giảm hạn mức cho các nước do mức độ rủi ro; các quỹ đầu cơ hedged fund của Mỹ tuần qua đã rút tiền từ một số thị trường về để giải quyết các khoản lỗ. Các công ty chứng khoán đã có những động thái đánh giá về khả năng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi thị trường gián tiếp hoặc OTC tuần qua.
Việt Nam cần kiểm soát sự vận động tài khoản vốn và thị trường vốn một cách kịp thời nhưng cứng rắn, nhanh chóng bổ sung dự trữ ngoại hối đủ lớn để tránh các cú sốc khi dòng vốn nước ngoài đảo chiều”, ông Bắc Hà nói.
Ví dụ, Chính phủ nên quản lý vốn đăng ký đầu tư trực tiếp và gián tiếp bằng cách giám sát vốn công bố của các dự án đối với vốn đầu tư mới, vốn đầu tư mở rộng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ngoài ra, các cơ quan chức năng phải xây dựng ngay các cơ chế đồng bộ quản lý và giám sát dòng vốn gián tiếp, có các biện pháp quản lý dòng tiền vào ra trên tài khoản vốn và nên thường xuyên có sự phân tích, đánh giá, dự báo về dòng vốn này.
Ông Hà dẫn chứng 50% ý kiến chuyên gia nhận định cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế và có thể gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, không loại trừ Việt Nam. Đồng đô la Mỹ giảm giá mạnh ảnh hưởng đến tương quan xuất nhập khẩu của các nước với Mỹ, ảnh hướng đến thanh khoản của đồng ngoại tệ này trên thị trường tài chính và dòng vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp.
“Thâm hụt thương mại và ngân sách của Việt Nam tăng cao đang tiềm ẩn những rủi ro hết sức lớn, đặc biệt nếu thị trường tài chính thế giới tiếp tục bất ổn hay dòng vốn nước ngoài có sự đảo chiều”, ông Hà nói. Ông khuyến nghị Chính phủ nên có biện pháp gắn chính sách tiền tệ và tài khoá hơn, nới lỏng biên độ tỷ giá 1,5-2,0% và duy trì tốt quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.
Theo ông, nền kinh tế Việt Nam hiện đáng lo nhất là lạm phát và có kiềm chế được lạm phát mới có thể thu hút được các nhà đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó, tính không bền vững của thị trường, trong đó có tiền tệ, cho thấy kinh tế Việt Nam chưa có năng lực vững vàng để chống lại các cuộc khủng hoảng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có những diễn biến bất lợi khó lường.
Ngoài ra, ông Hà cũng đặt ra vấn đề là sự kết hợp giữa ba cơ quan quản lý quan trọng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính còn lỏng lẻo. Chính phủ nên thành lập ủy ban lâm thời để điều phối sự kết hợp giữa ba bộ này cũng như áp dụng chính sách tài khóa kiềm chế đi cùng với thắt chặt tiền tệ.
“Liệu đã đến lúc cần thuê tư vấn, chuyên gia giỏi hay tham vấn các nước có nhiều kinh nghiệm chống lạm phát để giúp Việt Nam hay chưa? Bên cạnh đó, cần có những hành động động viên người dân, đẩy mạnh tiết kiệm. Khi lạm phát năm 1997, Chính phủ Hàn Quốc đã kêu gọi người dân góp vàng gửi ngân hàng, chúng ta cũng nên kêu gọi sự ủng hộ và trách nhiệm của công dân đối với đất nước”, ông Trần Bắc Hà đề xuất lên lãnh đạo Chính phủ.
(Theo TBKTSG)
0 Responses to BIDV khuyến cáo về vốn gián tiếp
Something to say?