Công ty chứng khoán trong cơn “bĩ cực”
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thị trường chứng khoán đang trải qua đợt suy giảm nặng nề. Các công ty chứng khoán (CTCK) đang đối diện với rất nhiều khó khăn.
Doanh thu và lợi nhuận giảm
Nguồn thu của các CTCK từ phí môi giới, lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính cho doanh nghiệp và mảng tự doanh. Trong đó, mảng môi giới và tự doanh vẫn là nguồn chủ yếu. Theo báo cáo kiểm toán năm 2007 của CTCK Hải Phòng, tổng doanh thu đạt được 125,1 tỉ đồng trong đó doanh thu tự doanh chứng khoán đạt 80,8 tỉ đồng (tương đương 64%), doanh thu môi giới đạt 39,7 tỉ đồng (chiếm gần 32%). Trong đó, doanh thu tư vấn tài chính chỉ đạt 1,9 tỉ đồng (chưa tới 2%). So với năm 2006, doanh thu tự doanh chứng khoán của công ty này đã tăng hơn 400% nhưng doanh thu tư vấn tài chính lại giảm đi. Tỷ trọng về doanh thu từ các hoạt động giữa các CTCK sẽ khác nhau tùy theo quy mô, thâm niên và uy tín của công ty đó.
Đối với nhiều CTCK mới ra đời với thị phần môi giới không nhiều, hoạt động tự doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất, kế đến là hoạt động môi giới. Hiện nay, các nhà đầu tư (NĐT) có thâm niên giảm mạnh giao dịch, NĐT mới không tham gia, lượng giao dịch giảm mạnh chỉ còn 20-30% so với trước đây. Ngày 31.3, giá trị giao dịch của sàn TP.HCM chỉ đạt 360,9 tỉ đồng trong khi ở thời điểm trước đây, giá trị giao dịch thường xấp xỉ cả ngàn tỉ đồng/phiên. Ở sàn Hà Nội, giá trị giao dịch ngày 31.3 cũng chỉ đạt 29,5 tỉ đồng, chỉ bằng khoảng 10% so với trước. Bên cạnh đó, số lượng NĐT còn bị chia sẻ khá nhiều khi hàng loạt CTCK mới được thành lập, doanh thu từ hoạt động môi giới của nhiều CTCK giảm mạnh.
Về mảng tự doanh, giám đốc một CTCK tại TP.HCM thừa nhận, chỉ trừ những công ty mà danh mục đầu tư đã có khá lâu, còn những công ty mới ra đời từ giữa năm 2007 đến nay đều không thể có lời. Riêng doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp thì rất hiếm CTCK có được. Theo ước tính của tổng giám đốc một CTCK tại TP.HCM, chi phí thuê mặt bằng, lương nhân viên, khấu hao máy móc, phần mềm... thì tiết kiệm nhất mỗi CTCK phải chi ra khoảng 300 triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể mỗi CTCK dù mới cũng phải có từ 2 chi nhánh trở lên. Cạnh tranh gay gắt giữa các CTCK khiến có CTCK phải miễn phí giao dịch cho NĐT để thu hút khách trong khi vẫn phải đóng phí cho Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM 0,05% giá trị giao dịch hằng ngày.
Giảm phí giao dịch
Đầu năm 2008, Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE đã nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin rút đơn thành lập CTCK REE mặc dù CTCK này đã được chấp thuận về mặt nguyên tắc. Theo đánh giá của một chuyên gia tài chính, đây là việc làm khôn ngoan khi kịp nhìn ra sự không thuận lợi của thị trường để công ty tập trung vào hoạt động chính của mình.
Thị trường quá tệ cộng với việc cả 2 sàn Hà Nội và TP.HCM đều giảm biên độ giá khiến nhiều CTCK phải giảm phí môi giới. CTCK Bảo Việt công bố giảm 50% phí giao dịch so với mức phí hiện hành cho các giao dịch mua; CTCK Ngân hàng Á Châu thực hiện mức phí mới là 0,2%/giá trị giao dịch; CTCK Đông Dương miễn phí giao dịch kể từ ngày 1.3 đến hết tháng 5.2008 cho những NĐT mới; NĐT cũ được giảm phí giao dịch xuống còn 0,02%. Nhiều CTCK còn tổ chức các khóa đào tạo kiến thức từ cơ bản đến phân tích chứng khoán cho NĐT. Một số CTCK thì đẩy mạnh các dịch vụ dành cho NĐT như giao dịch qua mạng để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí... Các CTCK đang trải qua một năm đầy khó khăn, đây cũng là lúc thị trường sẽ sàng lọc những CTCK yếu kém.
(Theo ThanhNien)
Doanh thu và lợi nhuận giảm
Nguồn thu của các CTCK từ phí môi giới, lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính cho doanh nghiệp và mảng tự doanh. Trong đó, mảng môi giới và tự doanh vẫn là nguồn chủ yếu. Theo báo cáo kiểm toán năm 2007 của CTCK Hải Phòng, tổng doanh thu đạt được 125,1 tỉ đồng trong đó doanh thu tự doanh chứng khoán đạt 80,8 tỉ đồng (tương đương 64%), doanh thu môi giới đạt 39,7 tỉ đồng (chiếm gần 32%). Trong đó, doanh thu tư vấn tài chính chỉ đạt 1,9 tỉ đồng (chưa tới 2%). So với năm 2006, doanh thu tự doanh chứng khoán của công ty này đã tăng hơn 400% nhưng doanh thu tư vấn tài chính lại giảm đi. Tỷ trọng về doanh thu từ các hoạt động giữa các CTCK sẽ khác nhau tùy theo quy mô, thâm niên và uy tín của công ty đó.
Đối với nhiều CTCK mới ra đời với thị phần môi giới không nhiều, hoạt động tự doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất, kế đến là hoạt động môi giới. Hiện nay, các nhà đầu tư (NĐT) có thâm niên giảm mạnh giao dịch, NĐT mới không tham gia, lượng giao dịch giảm mạnh chỉ còn 20-30% so với trước đây. Ngày 31.3, giá trị giao dịch của sàn TP.HCM chỉ đạt 360,9 tỉ đồng trong khi ở thời điểm trước đây, giá trị giao dịch thường xấp xỉ cả ngàn tỉ đồng/phiên. Ở sàn Hà Nội, giá trị giao dịch ngày 31.3 cũng chỉ đạt 29,5 tỉ đồng, chỉ bằng khoảng 10% so với trước. Bên cạnh đó, số lượng NĐT còn bị chia sẻ khá nhiều khi hàng loạt CTCK mới được thành lập, doanh thu từ hoạt động môi giới của nhiều CTCK giảm mạnh.
Về mảng tự doanh, giám đốc một CTCK tại TP.HCM thừa nhận, chỉ trừ những công ty mà danh mục đầu tư đã có khá lâu, còn những công ty mới ra đời từ giữa năm 2007 đến nay đều không thể có lời. Riêng doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp thì rất hiếm CTCK có được. Theo ước tính của tổng giám đốc một CTCK tại TP.HCM, chi phí thuê mặt bằng, lương nhân viên, khấu hao máy móc, phần mềm... thì tiết kiệm nhất mỗi CTCK phải chi ra khoảng 300 triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể mỗi CTCK dù mới cũng phải có từ 2 chi nhánh trở lên. Cạnh tranh gay gắt giữa các CTCK khiến có CTCK phải miễn phí giao dịch cho NĐT để thu hút khách trong khi vẫn phải đóng phí cho Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM 0,05% giá trị giao dịch hằng ngày.
Giảm phí giao dịch
Đầu năm 2008, Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE đã nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin rút đơn thành lập CTCK REE mặc dù CTCK này đã được chấp thuận về mặt nguyên tắc. Theo đánh giá của một chuyên gia tài chính, đây là việc làm khôn ngoan khi kịp nhìn ra sự không thuận lợi của thị trường để công ty tập trung vào hoạt động chính của mình.
Thị trường quá tệ cộng với việc cả 2 sàn Hà Nội và TP.HCM đều giảm biên độ giá khiến nhiều CTCK phải giảm phí môi giới. CTCK Bảo Việt công bố giảm 50% phí giao dịch so với mức phí hiện hành cho các giao dịch mua; CTCK Ngân hàng Á Châu thực hiện mức phí mới là 0,2%/giá trị giao dịch; CTCK Đông Dương miễn phí giao dịch kể từ ngày 1.3 đến hết tháng 5.2008 cho những NĐT mới; NĐT cũ được giảm phí giao dịch xuống còn 0,02%. Nhiều CTCK còn tổ chức các khóa đào tạo kiến thức từ cơ bản đến phân tích chứng khoán cho NĐT. Một số CTCK thì đẩy mạnh các dịch vụ dành cho NĐT như giao dịch qua mạng để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí... Các CTCK đang trải qua một năm đầy khó khăn, đây cũng là lúc thị trường sẽ sàng lọc những CTCK yếu kém.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Công ty chứng khoán trong cơn “bĩ cực”
Something to say?