CTCK “sống” thế nào?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Đối phó với siết biên độ của UBCK, “cuộc chiến” giảm phí giao dịch hầu như chắc chắn sẽ xảy ra giữa các CTCK, nhằm giữ chân khách hàng.
Sau khi thực hiện “phanh” biên độ giao dịch (2% với sàn Hà Nội và 1% cho sàn TP.HCM, áp dụng từ ngày 27/3), mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chính thức lên tiếng, nêu những lý do cần thiết phải dùng đến chiếc “phanh” này, như nhằm ngăn đà “lao dốc” của thị trường, trấn tĩnh nhà đầu tư, tạo thêm thời gian để triển khai các chính sách của Chính phủ đối với thị trường...
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc giảm biên độ cũng có ảnh hưởng nhất định đến tính thanh khoản của thị trường, đến tâm lý của nhà đầu tư và một số vấn đề kỹ thuật trong hoạt động giao dịch, đặc biệt là hoạt động của các công ty chứng khoán (CTCK).
Theo Phòng Phân tích (CTCK Habubank), trên thế giới, trong các trường hợp phải thay đổi biên độ, các sàn đều cố gắng sớm thông báo thời hạn chấm dứt, nếu không sẽ tác động lớn đến kế hoạch giải ngân của các tổ chức đầu tư lớn và kế hoạch kinh doanh của các CTCK, đặc biệt là bộ phận môi giới.
“Hiện nay, phí môi giới đóng góp một phần đáng kể vào nguồn thu của các CTCK. Đa phần các CTCK có mặt bằng phí ngang nhau, ở mức 0,3 - 0,4%, nên nếu nhà đầu tư thực hiện cả mua lẫn bán chứng khoán thì phí lên tới 0,6 - 0,8%, rất cao so với biên độ mới. Như vậy, gần như không còn cơ hội nào cho nhà đầu tư ‘lướt sóng’, định kiếm lợi nhuận ngắn hạn”, một chuyên gia phân tích của Habubank nhận xét.
Ông Nguyễn Hồng Quân, Phó tổng giám đốc CTCK An Bình cũng cho rằng, biên độ hẹp được áp dụng sẽ loại bớt một số nhà đầu tư nhỏ lẻ, đầu tư ngắn hạn, do đó tác động trước hết đến các CTCK có lượng khách hàng cá nhân nhiều và chủ yếu trông vào hoạt động môi giới.
Chính vì thế, khi áp dụng biên độ giao dịch hẹp, các CTCK đã tính ngay đến việc giảm phí giao dịch cho nhà đầu tư để “kéo” họ đến sàn (ACBS đã khai mào với công bố giảm phí giao dịch xuống còn 0,2% cho tất cả các giao dịch bán, mua chứng khoán). Nhưng một trở ngại lớn đối với CTCK hiện nay là việc UBCK Nhà nước áp dụng biên độ hẹp mà không có lộ trình, khiến các CTCK khó tính được kế hoạch giảm phí giao dịch cho nhà đầu tư.
“Nếu CTCK thực hiện giảm phí ngay, nhưng biên độ giao dịch hẹp chỉ áp dụng trong ngắn hạn thì khi biên độ điều chỉnh lên, CTCK sẽ chịu thiệt trước khi kịp thực hiện mức phí giao dịch mới. Còn nếu chính sách biên độ hẹp này được duy trì trong thời gian khá dài thì việc nhà đầu tư không thiết tha với kênh đầu tư chứng khoán là hoàn toàn có thể xảy ra và khi đó, CTCK có giảm phí giao dịch cũng chẳng mấy ý nghĩa nữa”, giám đốc một CTCK tại Hà Nội băn khoăn.
Trong thời gian trước mắt, “cuộc chiến” giảm phí giao dịch hầu như chắc chắn sẽ xảy ra giữa các CTCK, nhằm giữ chân khách hàng. Những CTCK hoạt động có thâm niên được xem có ưu thế hơn các CTCK mới lập, ít khách, nền tảng tài chính chưa vững.
“Tình hình này, cộng với áp lực chi phí tiền lương (các CTCK đã phải tăng mức ưu đãi để giành giật nhân sự từ giai đoạn khan hiếm nhân lực do bùng nổ thành lập CTCK), sẽ khiến nhiều CTCK gặp khó khăn. Do đó, xu hướng sáp nhập giữa các CTCK sẽ diễn ra sớm hơn”, vị giám đốc này nhận định.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồng Quân cho rằng, vấn đề không quá nghiêm trọng như nhiều người nghĩ, thậm chí biện pháp mang tính kỹ thuật ngắn hạn này còn có tác dụng tốt với thị trường ở góc độ chọn lọc nhà đầu tư.
“Chúng tôi không quá lo lắng về vấn đề này. Sau phản ứng ban đầu khiến một số nhà đầu tư có thể rút khỏi thị trường, nhiều nhà đầu tư sẽ nhận ra đây là cơ hội mua vào tốt và những nhà đầu tư mua vào chính là những nhà đầu tư dài hạn. Khi đã thay đổi nhận thức và điều chỉnh hành vi (xác định mua vào dài hạn), họ sẽ không lo ngại về biên độ hẹp nữa. Khi đó, CTCK sẽ có những khách hàng tốt, bền vững”, ông Quân nhận định.
(Theo DauTu)
Sau khi thực hiện “phanh” biên độ giao dịch (2% với sàn Hà Nội và 1% cho sàn TP.HCM, áp dụng từ ngày 27/3), mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chính thức lên tiếng, nêu những lý do cần thiết phải dùng đến chiếc “phanh” này, như nhằm ngăn đà “lao dốc” của thị trường, trấn tĩnh nhà đầu tư, tạo thêm thời gian để triển khai các chính sách của Chính phủ đối với thị trường...
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc giảm biên độ cũng có ảnh hưởng nhất định đến tính thanh khoản của thị trường, đến tâm lý của nhà đầu tư và một số vấn đề kỹ thuật trong hoạt động giao dịch, đặc biệt là hoạt động của các công ty chứng khoán (CTCK).
Theo Phòng Phân tích (CTCK Habubank), trên thế giới, trong các trường hợp phải thay đổi biên độ, các sàn đều cố gắng sớm thông báo thời hạn chấm dứt, nếu không sẽ tác động lớn đến kế hoạch giải ngân của các tổ chức đầu tư lớn và kế hoạch kinh doanh của các CTCK, đặc biệt là bộ phận môi giới.
“Hiện nay, phí môi giới đóng góp một phần đáng kể vào nguồn thu của các CTCK. Đa phần các CTCK có mặt bằng phí ngang nhau, ở mức 0,3 - 0,4%, nên nếu nhà đầu tư thực hiện cả mua lẫn bán chứng khoán thì phí lên tới 0,6 - 0,8%, rất cao so với biên độ mới. Như vậy, gần như không còn cơ hội nào cho nhà đầu tư ‘lướt sóng’, định kiếm lợi nhuận ngắn hạn”, một chuyên gia phân tích của Habubank nhận xét.
Ông Nguyễn Hồng Quân, Phó tổng giám đốc CTCK An Bình cũng cho rằng, biên độ hẹp được áp dụng sẽ loại bớt một số nhà đầu tư nhỏ lẻ, đầu tư ngắn hạn, do đó tác động trước hết đến các CTCK có lượng khách hàng cá nhân nhiều và chủ yếu trông vào hoạt động môi giới.
Chính vì thế, khi áp dụng biên độ giao dịch hẹp, các CTCK đã tính ngay đến việc giảm phí giao dịch cho nhà đầu tư để “kéo” họ đến sàn (ACBS đã khai mào với công bố giảm phí giao dịch xuống còn 0,2% cho tất cả các giao dịch bán, mua chứng khoán). Nhưng một trở ngại lớn đối với CTCK hiện nay là việc UBCK Nhà nước áp dụng biên độ hẹp mà không có lộ trình, khiến các CTCK khó tính được kế hoạch giảm phí giao dịch cho nhà đầu tư.
“Nếu CTCK thực hiện giảm phí ngay, nhưng biên độ giao dịch hẹp chỉ áp dụng trong ngắn hạn thì khi biên độ điều chỉnh lên, CTCK sẽ chịu thiệt trước khi kịp thực hiện mức phí giao dịch mới. Còn nếu chính sách biên độ hẹp này được duy trì trong thời gian khá dài thì việc nhà đầu tư không thiết tha với kênh đầu tư chứng khoán là hoàn toàn có thể xảy ra và khi đó, CTCK có giảm phí giao dịch cũng chẳng mấy ý nghĩa nữa”, giám đốc một CTCK tại Hà Nội băn khoăn.
Trong thời gian trước mắt, “cuộc chiến” giảm phí giao dịch hầu như chắc chắn sẽ xảy ra giữa các CTCK, nhằm giữ chân khách hàng. Những CTCK hoạt động có thâm niên được xem có ưu thế hơn các CTCK mới lập, ít khách, nền tảng tài chính chưa vững.
“Tình hình này, cộng với áp lực chi phí tiền lương (các CTCK đã phải tăng mức ưu đãi để giành giật nhân sự từ giai đoạn khan hiếm nhân lực do bùng nổ thành lập CTCK), sẽ khiến nhiều CTCK gặp khó khăn. Do đó, xu hướng sáp nhập giữa các CTCK sẽ diễn ra sớm hơn”, vị giám đốc này nhận định.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồng Quân cho rằng, vấn đề không quá nghiêm trọng như nhiều người nghĩ, thậm chí biện pháp mang tính kỹ thuật ngắn hạn này còn có tác dụng tốt với thị trường ở góc độ chọn lọc nhà đầu tư.
“Chúng tôi không quá lo lắng về vấn đề này. Sau phản ứng ban đầu khiến một số nhà đầu tư có thể rút khỏi thị trường, nhiều nhà đầu tư sẽ nhận ra đây là cơ hội mua vào tốt và những nhà đầu tư mua vào chính là những nhà đầu tư dài hạn. Khi đã thay đổi nhận thức và điều chỉnh hành vi (xác định mua vào dài hạn), họ sẽ không lo ngại về biên độ hẹp nữa. Khi đó, CTCK sẽ có những khách hàng tốt, bền vững”, ông Quân nhận định.
(Theo DauTu)
0 Responses to CTCK “sống” thế nào?
Something to say?