Doanh nghiệp Nhà nước đang được định giá cao hơn thực tế
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Chính sách và mức giá IPO mà các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam tiến hành, có thể đang làm nản lòng các đối tác chiến lược nước ngoài.
Khi Vietcombank tìm kiếm đối tác chiến lược vào năm ngoái, những tập đoàn tài chính lớn như là Goldman Sachs, GE Money (Mỹ) hay Mizuho & Nomura của Nhật Bản đều “xếp hàng” để đầu tư vào ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Việt Nam, đất nước được đánh giá là một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất Châu Á.
Với tỉ lệ dân số sử dụng các dịch vụ tài chính hiện đại ở dưới 10% (trong tổng số 85 triệu dân), cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và khu vực ngân hàng thương mại (NHTM), Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng đối với những ngân hàng quốc tế, trong bối cảnh các hoạt động của họ đã và đang ngày càng bị thu hẹp.
Vietcombank đã hi vọng rằng việc hợp tác với một đối tác nước ngoài có uy tín sẽ giúp họ đạt được giá cao trong đợt IPO, cũng như là tính hiệu quả trong hoạt động nhằm cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đang thâm nhập vào thị trường. Tuy nhiên, các nhà đầu tư và Vietcombank đều không đạt được mong muốn của mình. Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút lui sau khi xem xét kỹ lại các điều luật của Việt Nam về việc mua cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước.
Vào tháng 12/2007, Vietcombank đã tiếp tục huy động vốn với lượng vốn lên đến 625 triệu USD. Sự thất bại của họ trong việc tìm kiếm một đối tác đã phản ánh những vấn đề của quá trình tư nhân hóa, khi mà Chính phủ đang cố gắng đổi mới những doanh nghiệp Nhà nước. Những ngành công nghiệp dịch vụ đang được bảo hộ sẽ được mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài như một phần trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam vào cuối năm 2006.
Chính phủ Việt Nam đang dự kiến bán một số ít cổ phần của các doanh nghiệp có tiếng, trong đó cũng gồm có một số NHTM, tập đoàn viễn thông và Vietnam Airlines. Tuy nhiên, có vẻ như mục tiêu muốn tối đa hóa lợi nhuận trong các cuộc đấu giá được đặt lên trên việc bảo đảm những lợi ích lâu dài cho các doanh nghiệp và nền kinh tế. Chính điều này đã gây cản trở cho các thương vụ và làm nản lòng các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang chùn bước trước những qui định khác thường của Việt Nam. Theo Luật định, họ phải trả ở mức giá đặt mua trung bình của cuộc đấu giá nếu như giá này cao hơn giá mua họ đặt. Ông Tony Foster, một quan chức của Freshfields, cho rằng “các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đang hi vọng có một người nào đó mua với một mức giá mà họ chưa biết.” (Freshfields là một công ty luật nổi tiếng, đã từng tư vấn cho nhiều ngân hàng trên thế giới trong các thương vụ bí mật). “Tuy nhiên, không công ty đa quốc gia nào sẽ đâm đầu vào đó. Việc này cũng giống như kí vào một tấm séc trắng vậy.”
Ông Trần Tiến Cường, trưởng ban nghiên cứu quản lí doanh nghiệp, viện nghiên cứu quản lý Trung ương, cũng thừa nhận rằng Hà Nội cần phải xem lại tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư toàn cầu. Điều cần thiết là phải có một sự cân bằng tốt hơn giữa giá bán và lợi ích lâu dài của các nhà đầu tư.
Trong quá trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam đang học tập kinh nghiệm của Trung Quốc. Đất nước láng giềng này đã bắt đầu bán một phần cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước cho các nhà đầu tư nước ngoài từ thập niên 90, đặc biệt là cổ phần của các ngân hàng quốc doanh.
Động thái này của Trung Quốc được coi là một biện pháp thi hành qui định bắt buộc công bố thông tin với thị trường và các cổ đông. Mục đích chính là tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của doanh nghiệp trong sự quản lí chặt chẽ của nhà nước. Các công ty quốc tế đã hăm hở đầu tư, nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cầm quyền và đạt được một lợi thế trong các thị trường Đông Á đang bùng nổ mạnh mẽ.
Với quá trình cổ phần hóa, Việt Nam hy vọng đạt được những mục tiêu tương tự. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho rằng tiến trình này đang vượt quá tầm với thực trạng của các doanh nghiệp, và giá cổ phần không phải là vấn đề duy nhất. Theo Luật, tiến trình IPO được diễn ra trước khi các doanh nghiệp được chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, việc này đã để lại những sự thiếu chắc chắn trong việc tài sản nào sẽ được chuyển giao sang công ty mới. Các công ty mới thường không hoạt động ổn định sau IPO một thời gian; tiền đầu tư của các cổ đông bị rơi vào “thời kỳ quá độ”. Ông Foster cho rằng “họ đang trả tiền cho những thứ không tồn tại”.
Sự thiếu sót này đã chỉ ra sự vụng về trong quá trình tư nhân hóa từng phần của Bảo Việt, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất VN. Khi đó, 11 cái tên hàng đầu của ngành dịch vụ tài chính toàn cầu – bao gồm Swiss Re, Nippon Life và HSBC – đã chống lại yêu cầu bắt buộc họ phải trả mức giá trung bình để được tham gia đấu giá.
Vào tháng 5/2007, Bảo Việt đã tiếp tục bán đấu giá CP, khi đó các nhà đầu tư trong nước đã phải trả một mức giá trung bình là 74.000đ/CP. Khi cổ phần bắt đầu được giao dịch trên thị trường OTC, nó lập tức giảm mất 13.5%. Khi đó, đã có 29% trong số các nhà đầu tư trong nước rút lui và chấp nhận lỗ vốn.
Sau đó, HSBC đã mở lại cuộc đàm phán và sẵn sàng trả cho Bảo Việt ở mức giá đặt mua trung bình hoặc là 254 triệu USD cho 10% vốn (năm 2006, Bảo Việt chỉ có lợi nhuận ở mức 27 triệu USD). Hợp đồng đã chỉ được kí kết sau những cuộc đàm phán căng thẳng của 2 bên, HSBC có quyền tăng tỷ lệ sở hữu vốn lên 25% trong vòng 5 năm, thêm vào đó là những quyền ưu tiên có thể giúp họ tăng lợi nhuận trong các khoản đầu tư.
Sau những khó khăn mà Bảo Việt và Vietcombank gặp phải, các nhà chức trách đã bắt đầu nhận ra những sự thiếu sót trong quá trình tư nhân hóa của mình. Theo ông Lê Song Lai, Phó Tổng GĐ của SCIC, thì đang có một sự biến chuyển rõ rệt của Chính phủ trong việc ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược.
Khi Bảo Việt gặp khó khăn, Chính Phủ đã đưa ra điều luật cho phép Thủ tướng CP có quyền cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trả mức giá thấp hơn mức giá đặt mua trung bình đạt được khi IPO, nhưng các nhà đầu tư này nói rằng nhà chức trách sẽ cảm thấy khó khăn về mặt chính trị để cho phép điều này.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang rơi vào tình trạng ảm đạm, thời gian IPO của các doanh nghiệp đang bị trì hoãn và chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, ông Lai cho rằng “Nếu thiếu đi những sự thay đổi mạnh mẽ về khuôn khổ pháp lý, thì sẽ rất khó để tìm được những đối tác chiến lược nước ngoài … Nếu đòi hỏi họ đưa ra những cam kết lâu dài thì Chính phủ phải có những mức giá ưu đãi hợp lý dành cho họ.”
(Theo Financial Times)
Khi Vietcombank tìm kiếm đối tác chiến lược vào năm ngoái, những tập đoàn tài chính lớn như là Goldman Sachs, GE Money (Mỹ) hay Mizuho & Nomura của Nhật Bản đều “xếp hàng” để đầu tư vào ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Việt Nam, đất nước được đánh giá là một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất Châu Á.
Với tỉ lệ dân số sử dụng các dịch vụ tài chính hiện đại ở dưới 10% (trong tổng số 85 triệu dân), cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và khu vực ngân hàng thương mại (NHTM), Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng đối với những ngân hàng quốc tế, trong bối cảnh các hoạt động của họ đã và đang ngày càng bị thu hẹp.
Vietcombank đã hi vọng rằng việc hợp tác với một đối tác nước ngoài có uy tín sẽ giúp họ đạt được giá cao trong đợt IPO, cũng như là tính hiệu quả trong hoạt động nhằm cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đang thâm nhập vào thị trường. Tuy nhiên, các nhà đầu tư và Vietcombank đều không đạt được mong muốn của mình. Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút lui sau khi xem xét kỹ lại các điều luật của Việt Nam về việc mua cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước.
Vào tháng 12/2007, Vietcombank đã tiếp tục huy động vốn với lượng vốn lên đến 625 triệu USD. Sự thất bại của họ trong việc tìm kiếm một đối tác đã phản ánh những vấn đề của quá trình tư nhân hóa, khi mà Chính phủ đang cố gắng đổi mới những doanh nghiệp Nhà nước. Những ngành công nghiệp dịch vụ đang được bảo hộ sẽ được mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài như một phần trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam vào cuối năm 2006.
Chính phủ Việt Nam đang dự kiến bán một số ít cổ phần của các doanh nghiệp có tiếng, trong đó cũng gồm có một số NHTM, tập đoàn viễn thông và Vietnam Airlines. Tuy nhiên, có vẻ như mục tiêu muốn tối đa hóa lợi nhuận trong các cuộc đấu giá được đặt lên trên việc bảo đảm những lợi ích lâu dài cho các doanh nghiệp và nền kinh tế. Chính điều này đã gây cản trở cho các thương vụ và làm nản lòng các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang chùn bước trước những qui định khác thường của Việt Nam. Theo Luật định, họ phải trả ở mức giá đặt mua trung bình của cuộc đấu giá nếu như giá này cao hơn giá mua họ đặt. Ông Tony Foster, một quan chức của Freshfields, cho rằng “các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đang hi vọng có một người nào đó mua với một mức giá mà họ chưa biết.” (Freshfields là một công ty luật nổi tiếng, đã từng tư vấn cho nhiều ngân hàng trên thế giới trong các thương vụ bí mật). “Tuy nhiên, không công ty đa quốc gia nào sẽ đâm đầu vào đó. Việc này cũng giống như kí vào một tấm séc trắng vậy.”
Ông Trần Tiến Cường, trưởng ban nghiên cứu quản lí doanh nghiệp, viện nghiên cứu quản lý Trung ương, cũng thừa nhận rằng Hà Nội cần phải xem lại tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư toàn cầu. Điều cần thiết là phải có một sự cân bằng tốt hơn giữa giá bán và lợi ích lâu dài của các nhà đầu tư.
Trong quá trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam đang học tập kinh nghiệm của Trung Quốc. Đất nước láng giềng này đã bắt đầu bán một phần cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước cho các nhà đầu tư nước ngoài từ thập niên 90, đặc biệt là cổ phần của các ngân hàng quốc doanh.
Động thái này của Trung Quốc được coi là một biện pháp thi hành qui định bắt buộc công bố thông tin với thị trường và các cổ đông. Mục đích chính là tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của doanh nghiệp trong sự quản lí chặt chẽ của nhà nước. Các công ty quốc tế đã hăm hở đầu tư, nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cầm quyền và đạt được một lợi thế trong các thị trường Đông Á đang bùng nổ mạnh mẽ.
Với quá trình cổ phần hóa, Việt Nam hy vọng đạt được những mục tiêu tương tự. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho rằng tiến trình này đang vượt quá tầm với thực trạng của các doanh nghiệp, và giá cổ phần không phải là vấn đề duy nhất. Theo Luật, tiến trình IPO được diễn ra trước khi các doanh nghiệp được chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, việc này đã để lại những sự thiếu chắc chắn trong việc tài sản nào sẽ được chuyển giao sang công ty mới. Các công ty mới thường không hoạt động ổn định sau IPO một thời gian; tiền đầu tư của các cổ đông bị rơi vào “thời kỳ quá độ”. Ông Foster cho rằng “họ đang trả tiền cho những thứ không tồn tại”.
Sự thiếu sót này đã chỉ ra sự vụng về trong quá trình tư nhân hóa từng phần của Bảo Việt, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất VN. Khi đó, 11 cái tên hàng đầu của ngành dịch vụ tài chính toàn cầu – bao gồm Swiss Re, Nippon Life và HSBC – đã chống lại yêu cầu bắt buộc họ phải trả mức giá trung bình để được tham gia đấu giá.
Vào tháng 5/2007, Bảo Việt đã tiếp tục bán đấu giá CP, khi đó các nhà đầu tư trong nước đã phải trả một mức giá trung bình là 74.000đ/CP. Khi cổ phần bắt đầu được giao dịch trên thị trường OTC, nó lập tức giảm mất 13.5%. Khi đó, đã có 29% trong số các nhà đầu tư trong nước rút lui và chấp nhận lỗ vốn.
Sau đó, HSBC đã mở lại cuộc đàm phán và sẵn sàng trả cho Bảo Việt ở mức giá đặt mua trung bình hoặc là 254 triệu USD cho 10% vốn (năm 2006, Bảo Việt chỉ có lợi nhuận ở mức 27 triệu USD). Hợp đồng đã chỉ được kí kết sau những cuộc đàm phán căng thẳng của 2 bên, HSBC có quyền tăng tỷ lệ sở hữu vốn lên 25% trong vòng 5 năm, thêm vào đó là những quyền ưu tiên có thể giúp họ tăng lợi nhuận trong các khoản đầu tư.
Sau những khó khăn mà Bảo Việt và Vietcombank gặp phải, các nhà chức trách đã bắt đầu nhận ra những sự thiếu sót trong quá trình tư nhân hóa của mình. Theo ông Lê Song Lai, Phó Tổng GĐ của SCIC, thì đang có một sự biến chuyển rõ rệt của Chính phủ trong việc ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược.
Khi Bảo Việt gặp khó khăn, Chính Phủ đã đưa ra điều luật cho phép Thủ tướng CP có quyền cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trả mức giá thấp hơn mức giá đặt mua trung bình đạt được khi IPO, nhưng các nhà đầu tư này nói rằng nhà chức trách sẽ cảm thấy khó khăn về mặt chính trị để cho phép điều này.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang rơi vào tình trạng ảm đạm, thời gian IPO của các doanh nghiệp đang bị trì hoãn và chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, ông Lai cho rằng “Nếu thiếu đi những sự thay đổi mạnh mẽ về khuôn khổ pháp lý, thì sẽ rất khó để tìm được những đối tác chiến lược nước ngoài … Nếu đòi hỏi họ đưa ra những cam kết lâu dài thì Chính phủ phải có những mức giá ưu đãi hợp lý dành cho họ.”
(Theo Financial Times)
0 Responses to Doanh nghiệp Nhà nước đang được định giá cao hơn thực tế
Something to say?