Khó xử với IPO
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Những cuộc bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp càng lúc càng trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (NĐT).
Tiếp tục ế ẩm
Trong quý 1 vừa qua, tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM chỉ có hơn 10 doanh nghiệp (DN) bán đấu giá cổ phần (CP), trong đó có 1/3 số cuộc đấu giá không thành công, do có quá ít người tham dự.
Tương tự, tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, số DN tổ chức đấu giá càng ế ẩm hơn. Nhiều cuộc đấu giá đã không tổ chức được do không có NĐT nào tham gia. Thậm chí cuộc đấu giá của DN lớn như Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cũng chỉ có chưa đến 13% lượng CP được đặt mua trong tổng số khối lượng được đưa ra chào bán.
Trong khi đó, theo kế hoạch, năm 2008 sẽ có hàng loạt DN lớn tiếp tục thực hiện IPO như BIDV, Incombank, MobiFone, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long... chưa kể, việc giá CP sau IPO của các DN lớn như Vietcombank, Sabeco... đang giảm mạnh so với mức giá đấu thành công bình quân cũng khiến cho sự quan tâm của NĐT đối với các cuộc IPO ngày càng giảm.
Nguyên nhân của tình trạng này đã được rất nhiều chuyên gia phân tích, trong đó có thể kể đến là thị trường chứng khoán (TTCK) đang sụt giảm mạnh, nhiều cuộc IPO với khối lượng CP chào bán lớn được định giá khởi điểm quá cao.... Chính vì vậy, đã có ý kiến cho rằng cần phải hoãn IPO, giảm nguồn cung để vực lại TTCK. Tuy nhiên, ý kiến này đã không được nhiều chuyên gia đồng tình, bởi lẽ việc trì hoãn IPO đồng nghĩa với việc kéo lùi sự phát triển của DN. Tiến sĩ (TS) Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) - cho rằng cần phải tiếp tục thực hiện IPO theo kế hoạch để đảm bảo quá trình cổ phần hóa (CPH) DN nhà nước.
Nên thay đổi cách IPO
Hiện nay, các DN nhà nước đặc biệt là các DN lớn thường chào bán ra ngoài công chúng trước rồi căn cứ trên giá bán bình quân để đàm phán với cổ đông chiến lược với giá bán không thấp hơn giá bình quân. Mức giá khởi điểm được cho là tương đối cao của Sabeco, Vietcombank và Habeco khiến cho chỉ số P/E (thị giá/thu nhập) của CP các công ty này cao hơn khá nhiều so với P/E chung của thị trường ngay tại thời điểm tiến hành IPO. Đến nay, cả 3 DN nói trên đều chưa chọn được cổ đông chiến lược cho mình.
Như vậy, xét theo mục tiêu CPH DN nhà nước thì chỉ mới thay đổi một phần nhỏ cơ cấu sở hữu công ty chứ chưa làm cho công ty thay đổi về thực chất. Công ty chứng khoán EuroCapital cho rằng Chính phủ cần phải xem xét rõ ràng như nên ưu tiên cho mục đích nào trước giữa việc cần thay đổi, cải cách căn bản hiệu quả của DN sau CPH hay tối đa hóa lượng tiền có thể thu được từ IPO.
Chính phủ nên đàm phán và bán cho các đối tác chiến lược trước với những cam kết rất cụ thể rõ ràng trong việc hỗ trợ DN cũng như thời gian nắm giữ (để hạn chế những nhà đầu cơ). Việc IPO ra công chúng cần tiến hành sau và nên lựa chọn tiến hành vào những thời điểm hợp lý nhằm tránh những cú sốc gây biến động mạnh về cân bằng cung - cầu trên thị trường.
Nhà nước cũng cần đa dạng hóa các cách thức định giá DN cũng như việc minh bạch hóa các thông tin về DN. Trong trường hợp này, TTCK sẽ phát triển và trở nên hấp dẫn hơn, đặc biệt đối với các tổ chức nước ngoài. NĐT nên thu xếp vốn để tận dụng những cơ hội sở hữu CP của DN nhà nước lớn. Đây là giai đoạn tích lũy đồng thời cũng là một cơ hội rất tốt cho việc sở hữu các cổ phiếu tiềm năng.
* "Nếu tính giá đúng thì chắc chắn NĐT sẽ tham gia ngay. Hơn nữa, kế hoạch hoạt động của DN sau CPH phải được thông tin rõ ràng thì NĐT mới có niềm tin về vự phát triển của DN" - TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.
(Theo ThanhNien)
Tiếp tục ế ẩm
Trong quý 1 vừa qua, tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM chỉ có hơn 10 doanh nghiệp (DN) bán đấu giá cổ phần (CP), trong đó có 1/3 số cuộc đấu giá không thành công, do có quá ít người tham dự.
Tương tự, tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, số DN tổ chức đấu giá càng ế ẩm hơn. Nhiều cuộc đấu giá đã không tổ chức được do không có NĐT nào tham gia. Thậm chí cuộc đấu giá của DN lớn như Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cũng chỉ có chưa đến 13% lượng CP được đặt mua trong tổng số khối lượng được đưa ra chào bán.
Trong khi đó, theo kế hoạch, năm 2008 sẽ có hàng loạt DN lớn tiếp tục thực hiện IPO như BIDV, Incombank, MobiFone, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long... chưa kể, việc giá CP sau IPO của các DN lớn như Vietcombank, Sabeco... đang giảm mạnh so với mức giá đấu thành công bình quân cũng khiến cho sự quan tâm của NĐT đối với các cuộc IPO ngày càng giảm.
Nguyên nhân của tình trạng này đã được rất nhiều chuyên gia phân tích, trong đó có thể kể đến là thị trường chứng khoán (TTCK) đang sụt giảm mạnh, nhiều cuộc IPO với khối lượng CP chào bán lớn được định giá khởi điểm quá cao.... Chính vì vậy, đã có ý kiến cho rằng cần phải hoãn IPO, giảm nguồn cung để vực lại TTCK. Tuy nhiên, ý kiến này đã không được nhiều chuyên gia đồng tình, bởi lẽ việc trì hoãn IPO đồng nghĩa với việc kéo lùi sự phát triển của DN. Tiến sĩ (TS) Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) - cho rằng cần phải tiếp tục thực hiện IPO theo kế hoạch để đảm bảo quá trình cổ phần hóa (CPH) DN nhà nước.
Nên thay đổi cách IPO
Hiện nay, các DN nhà nước đặc biệt là các DN lớn thường chào bán ra ngoài công chúng trước rồi căn cứ trên giá bán bình quân để đàm phán với cổ đông chiến lược với giá bán không thấp hơn giá bình quân. Mức giá khởi điểm được cho là tương đối cao của Sabeco, Vietcombank và Habeco khiến cho chỉ số P/E (thị giá/thu nhập) của CP các công ty này cao hơn khá nhiều so với P/E chung của thị trường ngay tại thời điểm tiến hành IPO. Đến nay, cả 3 DN nói trên đều chưa chọn được cổ đông chiến lược cho mình.
Như vậy, xét theo mục tiêu CPH DN nhà nước thì chỉ mới thay đổi một phần nhỏ cơ cấu sở hữu công ty chứ chưa làm cho công ty thay đổi về thực chất. Công ty chứng khoán EuroCapital cho rằng Chính phủ cần phải xem xét rõ ràng như nên ưu tiên cho mục đích nào trước giữa việc cần thay đổi, cải cách căn bản hiệu quả của DN sau CPH hay tối đa hóa lượng tiền có thể thu được từ IPO.
Chính phủ nên đàm phán và bán cho các đối tác chiến lược trước với những cam kết rất cụ thể rõ ràng trong việc hỗ trợ DN cũng như thời gian nắm giữ (để hạn chế những nhà đầu cơ). Việc IPO ra công chúng cần tiến hành sau và nên lựa chọn tiến hành vào những thời điểm hợp lý nhằm tránh những cú sốc gây biến động mạnh về cân bằng cung - cầu trên thị trường.
Nhà nước cũng cần đa dạng hóa các cách thức định giá DN cũng như việc minh bạch hóa các thông tin về DN. Trong trường hợp này, TTCK sẽ phát triển và trở nên hấp dẫn hơn, đặc biệt đối với các tổ chức nước ngoài. NĐT nên thu xếp vốn để tận dụng những cơ hội sở hữu CP của DN nhà nước lớn. Đây là giai đoạn tích lũy đồng thời cũng là một cơ hội rất tốt cho việc sở hữu các cổ phiếu tiềm năng.
* "Nếu tính giá đúng thì chắc chắn NĐT sẽ tham gia ngay. Hơn nữa, kế hoạch hoạt động của DN sau CPH phải được thông tin rõ ràng thì NĐT mới có niềm tin về vự phát triển của DN" - TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Khó xử với IPO
Something to say?