Phiên đầu tháng 4/2008: Chứng khoán tiếp tục ào ào tăng giá
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Với lượng bán thấp kỷ lục, tất cả các cổ phiếu tiếp tục đồng loạt tăng giá trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 4/2008. Đây là phiên thứ 4 liên tiếp TTCK Việt Nam chứng kiến hiện tượng cháy cổ phiếu.
Cháy cổ phiếu ngay từ đầu phiên
Tiếp tục xu hướng đồng loạt tăng giá kịch trần có từ 3 phiên trước đó khi mà 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội bắt đầu áp dụng biên độ dao động thấp tương ứng 1% và 2% thay cho 5% và 10% trước đó, trong phiên giao dịch đầu tiên của quý II/2008, gần như tất cả các cổ phiếu lại ào ào tăng hết biên độ cho phép.
Sự khan hiếm về lượng cung cổ phiếu xuất hiện ngay từ đầu phiên giao dịch. Tình trạng trống trơn ở các cột dư bán kéo dài và xuất hiện ở hầu hết các mã. Trong đợt giao dịch thứ 2 (đợt khớp lệnh liên tục), thỉnh thoảng mới có một lệnh đặt bán và dường như ngay lập tức được thực hiện.
Kết thúc đợt giao dịch thứ 1 sáng nay, giống như đợt 1 trong 3 phiên trước đó, các cổ phiếu tiếp tục đồng loạt tăng hết biên độ cho phép. Khối lượng giao dịch không được cải thiện do tình trạng không có người bán ra vẫn tiếp diễn.
Cụ thể, chỉ số VN-Index tăng tiếp 3,68 điểm (tương đương tăng 0,71%) lên mức 520,53 điểm.
Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm và ở mức thấp khi chỉ đạt chưa tới 0,5 triệu đơn vị, giá trị vỏn vẹn 19,1 tỷ đồng.
Toàn bộ số cổ phiếu được đưa ra bán trong 30 phút đầu tiên của phiên giao dịch sáng nay đều đã được mua gần như sạch sẽ. Dư mua vẫn tràn ngập trên màn hình khi thị trường bước vào đợt giao dịch khớp lệnh liên tục.
Sang đến đợt giao dịch thứ 2, tốc độ tăng giá của các cổ phiếu tiếp tục gia tăng. Chỉ số VN-Index chốt lại cuối đợt giao dịch khớp lệnh này tăng 4,07 điểm (tương đương tăng 0,78%) lên 520,92 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 1,2 triệu đơn vị (bao gồm cả cổ phiếu và chứng chỉ quỹ).
Đóng cửa đợt giao dịch thứ 3 (cũng là kết thúc phiên giao dịch), VN-Index tăng mạnh hơn với 4,14 điểm (tương đương tăng 0,8%) lên 520,99 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khá thấp 1,4 triệu đơn vị.
Như vậy, chỉ số đại diện của TTCK Việt Nam đã có phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp và là phiên tăng kịch trần thứ 4 liên tiếp kể từ khi 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội áp dụng quyết định giảm biên độ dao động mới.
Nhà đầu tư vững tin hơn
Sau vài phiên “găm hàng chờ xem thị trường diễn biến như thế nào”, tới phiên giao dịch sáng nay nhiều nhà đầu tư đã thực sự “đóng túi” không bán ra cổ phiếu. Trên sàn chứng khoán TP.HCM tổng khối lượng bán ra thông qua khớp lệnh của các nhà đầu tư ở tất cả các mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ chỉ có vỏn vẹn hơn 1,4 triệu đơn vị. Đây cũng là số lượng giao dịch trong buổi sáng nay.
“Trong đợt thị trường giảm thảm hại vừa qua, tôi đã đặt bán tháo chạy cổ phiếu SSI trong nhiều phiên liên tiếp mà không được. Nhưng không bán được lại hoá may. Mấy phiên tăng vừa qua thì còn đắn đo xem có bán hay không nhưng cho tới hôm nay thì tôi quyết định “đóng túi” cổ phiếu. Thị trường đã vượt qua được cơn sóng gió. Nếu cứ duy trì biên độ 1% như hiện nay thì khả năng thị trường còn tăng dài dài”, anh Nguyễn Huy Hoàng, một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Habubank nói.
“Điều này cũng dễ lý giải bởi giá cổ phiếu đã xuống mức thấp nhất trong vòng khoảng 2 năm qua. Hơn nữa, Chính phủ đã có một gói giải pháp để ổn định và phát triển thị trường chứng khoán một cách ổn định. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế 3 tháng đầu năm cũng khá khả quan với GDP tiếp tục tăng cao, CPI tháng 3 đã thấp hơn tháng trước đó, đầu tư nước ngoài tăng kỷ lục…”
“Cán cân cung-cầu hiện đang nghiêng lệch hẳn sang phía cầu. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Lượng giao dịch thành công thấp cũng không hẳn phải là một dấu hiệu xấu bởi giao dịch ít là do không có người bán. Và như vậy số lượng người mua được cổ phiếu ở mức giá thấp sẽ không nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc hiện tượng lướt sóng, bán ra để kiếm lời trong vài phiên tới sẽ không đáng kể, không ảnh hưởng tới thị trường”, anh Hoàng nhận định.
Cùng quan điểm này, anh Hà Đức Thắng, một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán BSC nhận định: “Xu hướng ngày càng có ít người chịu bán ra sẽ còn tiếp diễn. Người mua sẽ còn tăng lên vì sợ mất cơ hội mua được cổ phiếu giá thấp khi mà VN-Index vẫn chỉ đang ở mức hơn 500 điểm một chút và tốc độ tăng bị giới hạn ở mức 1%”.
Mặc dù vậy, cũng có một số nhà đầu tư tỏ ra khá thận trọng bởi cho dù giá cổ phiếu đã đứng ở mức rất thấp và Chính phủ đã có 1 gói giải pháp tổng thể để phát triển thị trường ổn định nhưng tình hình biến động giá cả nguyên nhiên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn rất phức tạp. Một số mặt hàng thiết yếu có khả năng sẽ tăng khi nền kinh tế bước vào nửa cuối năm 2008. Họ đang chờ đợi kết quả kinh doanh quý I/2008 của các doanh nghiệp (được công bố trong tháng 4 này).
Sàn Hà Nội ngày 1/4: Lặp lại kịch bản tăng kịch trần
Cũng không nằm ngoài xu hướng chung, các cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hà Nội sáng nay tiếp tục đua nhau tăng kịch trần. Đây cũng là phiên tăng mạnh thứ 4 liên tiếp của chỉ số HASTC-Index kể từ khi tạm thời áp dụng biên độ dao động 2% thay cho 10%. Tình trạng dư mua với khối lượng lớn vẫn tiếp diễn và dư bán trống trơn ở hầu hết các mã.
Kết thúc phiên giao dịch, trong tổng số 133 mã cổ phiếu trên sàn, không có mã nào giảm giá, chỉ có 2 mã không có giao dịch là HSC và CID. Giao dịch tiếp tục giảm và chỉ đạt 568.500 đơn vị, trị giá 25,5 tỷ đồng.
Chỉ số HASTC-Index chung cuộc tăng thêm 2,98 điểm (tương đương tăng 1,64%) lên 184,41 điểm.
Một loạt các cổ phiếu lớn có tính chất dẫn dắt thị trường phiên này tiếp tục xu hướng ghi điểm. Đại gia ACB tăng 1.800 đồng (+1,95%) đạt 94.100 đồng, BCC tăng 300 đồng (+1,85%) đạt 17.900 đồng, BMI tăng 900 đồng (+1,96%) đạt 46.800 đồng, BTS tăng 400 đồng (+1,83%) đạt 22.200 đồng, BVS tăng 1.600 đồng (+1,93%) đạt 84.400 đồng, KBC tăng 900 đồng (+0,51%) đạt 175.900 đồng, KLS tăng 500 đồng (+1,89%) đạt 27.000 đồng, PVI tăng 800 đồng (+1,90%) đạt 43.000 đồng, PVS tăng 1.000 đồng (+1,99%) đạt 51.200 đồng, VNR tăng 500 đồng (+1,89%) đạt 27.000 đồng.
Về khối lượng giao dịch, BMI dẫn đầu thị trường đạt 111.500 cổ phiếu, BCC đứng vị trí thứ 2 đạt 52.900 cổ phiếu. KLS là cổ phiếu có khối lượng đạt trên 20.000 cổ phiếu. Ngoài ra còn có 7 mã khác đạt khối lượng trên 10.000 cổ phiếu gồm KBC, HBE, C92, XMC, PVI, SDA và SVC.
Tổng khối lượng và giá trị của nhà đầu tư nước ngoài phiên này bất ngờ sụt giảm mạnh so với phiên liền trước chỉ đạt 121.100 cổ phiếu tương đương giá trị đạt hơn 5,7 tỷ đồng. Phiên này, khối nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ra mạnh còn mua vào rất hạn chế.
Cụ thể, khối này chỉ mua vào 2 mã với tổng khối lượng là 2.000 cổ phiếu, giá trị đạt hơn 1,3 tỷ đồng và bán ra 4 mã với tổng khối lượng đạt 101.100 cổ phiếu, giá trị đạt hơn 4,3 tỷ đồng.
(Theo VietnamNet)
Cháy cổ phiếu ngay từ đầu phiên
Tiếp tục xu hướng đồng loạt tăng giá kịch trần có từ 3 phiên trước đó khi mà 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội bắt đầu áp dụng biên độ dao động thấp tương ứng 1% và 2% thay cho 5% và 10% trước đó, trong phiên giao dịch đầu tiên của quý II/2008, gần như tất cả các cổ phiếu lại ào ào tăng hết biên độ cho phép.
Sự khan hiếm về lượng cung cổ phiếu xuất hiện ngay từ đầu phiên giao dịch. Tình trạng trống trơn ở các cột dư bán kéo dài và xuất hiện ở hầu hết các mã. Trong đợt giao dịch thứ 2 (đợt khớp lệnh liên tục), thỉnh thoảng mới có một lệnh đặt bán và dường như ngay lập tức được thực hiện.
Kết thúc đợt giao dịch thứ 1 sáng nay, giống như đợt 1 trong 3 phiên trước đó, các cổ phiếu tiếp tục đồng loạt tăng hết biên độ cho phép. Khối lượng giao dịch không được cải thiện do tình trạng không có người bán ra vẫn tiếp diễn.
Cụ thể, chỉ số VN-Index tăng tiếp 3,68 điểm (tương đương tăng 0,71%) lên mức 520,53 điểm.
Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm và ở mức thấp khi chỉ đạt chưa tới 0,5 triệu đơn vị, giá trị vỏn vẹn 19,1 tỷ đồng.
Toàn bộ số cổ phiếu được đưa ra bán trong 30 phút đầu tiên của phiên giao dịch sáng nay đều đã được mua gần như sạch sẽ. Dư mua vẫn tràn ngập trên màn hình khi thị trường bước vào đợt giao dịch khớp lệnh liên tục.
Sang đến đợt giao dịch thứ 2, tốc độ tăng giá của các cổ phiếu tiếp tục gia tăng. Chỉ số VN-Index chốt lại cuối đợt giao dịch khớp lệnh này tăng 4,07 điểm (tương đương tăng 0,78%) lên 520,92 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 1,2 triệu đơn vị (bao gồm cả cổ phiếu và chứng chỉ quỹ).
Đóng cửa đợt giao dịch thứ 3 (cũng là kết thúc phiên giao dịch), VN-Index tăng mạnh hơn với 4,14 điểm (tương đương tăng 0,8%) lên 520,99 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khá thấp 1,4 triệu đơn vị.
Như vậy, chỉ số đại diện của TTCK Việt Nam đã có phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp và là phiên tăng kịch trần thứ 4 liên tiếp kể từ khi 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội áp dụng quyết định giảm biên độ dao động mới.
Nhà đầu tư vững tin hơn
Sau vài phiên “găm hàng chờ xem thị trường diễn biến như thế nào”, tới phiên giao dịch sáng nay nhiều nhà đầu tư đã thực sự “đóng túi” không bán ra cổ phiếu. Trên sàn chứng khoán TP.HCM tổng khối lượng bán ra thông qua khớp lệnh của các nhà đầu tư ở tất cả các mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ chỉ có vỏn vẹn hơn 1,4 triệu đơn vị. Đây cũng là số lượng giao dịch trong buổi sáng nay.
“Trong đợt thị trường giảm thảm hại vừa qua, tôi đã đặt bán tháo chạy cổ phiếu SSI trong nhiều phiên liên tiếp mà không được. Nhưng không bán được lại hoá may. Mấy phiên tăng vừa qua thì còn đắn đo xem có bán hay không nhưng cho tới hôm nay thì tôi quyết định “đóng túi” cổ phiếu. Thị trường đã vượt qua được cơn sóng gió. Nếu cứ duy trì biên độ 1% như hiện nay thì khả năng thị trường còn tăng dài dài”, anh Nguyễn Huy Hoàng, một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Habubank nói.
“Điều này cũng dễ lý giải bởi giá cổ phiếu đã xuống mức thấp nhất trong vòng khoảng 2 năm qua. Hơn nữa, Chính phủ đã có một gói giải pháp để ổn định và phát triển thị trường chứng khoán một cách ổn định. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế 3 tháng đầu năm cũng khá khả quan với GDP tiếp tục tăng cao, CPI tháng 3 đã thấp hơn tháng trước đó, đầu tư nước ngoài tăng kỷ lục…”
“Cán cân cung-cầu hiện đang nghiêng lệch hẳn sang phía cầu. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Lượng giao dịch thành công thấp cũng không hẳn phải là một dấu hiệu xấu bởi giao dịch ít là do không có người bán. Và như vậy số lượng người mua được cổ phiếu ở mức giá thấp sẽ không nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc hiện tượng lướt sóng, bán ra để kiếm lời trong vài phiên tới sẽ không đáng kể, không ảnh hưởng tới thị trường”, anh Hoàng nhận định.
Cùng quan điểm này, anh Hà Đức Thắng, một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán BSC nhận định: “Xu hướng ngày càng có ít người chịu bán ra sẽ còn tiếp diễn. Người mua sẽ còn tăng lên vì sợ mất cơ hội mua được cổ phiếu giá thấp khi mà VN-Index vẫn chỉ đang ở mức hơn 500 điểm một chút và tốc độ tăng bị giới hạn ở mức 1%”.
Mặc dù vậy, cũng có một số nhà đầu tư tỏ ra khá thận trọng bởi cho dù giá cổ phiếu đã đứng ở mức rất thấp và Chính phủ đã có 1 gói giải pháp tổng thể để phát triển thị trường ổn định nhưng tình hình biến động giá cả nguyên nhiên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn rất phức tạp. Một số mặt hàng thiết yếu có khả năng sẽ tăng khi nền kinh tế bước vào nửa cuối năm 2008. Họ đang chờ đợi kết quả kinh doanh quý I/2008 của các doanh nghiệp (được công bố trong tháng 4 này).
Sàn Hà Nội ngày 1/4: Lặp lại kịch bản tăng kịch trần
Cũng không nằm ngoài xu hướng chung, các cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hà Nội sáng nay tiếp tục đua nhau tăng kịch trần. Đây cũng là phiên tăng mạnh thứ 4 liên tiếp của chỉ số HASTC-Index kể từ khi tạm thời áp dụng biên độ dao động 2% thay cho 10%. Tình trạng dư mua với khối lượng lớn vẫn tiếp diễn và dư bán trống trơn ở hầu hết các mã.
Kết thúc phiên giao dịch, trong tổng số 133 mã cổ phiếu trên sàn, không có mã nào giảm giá, chỉ có 2 mã không có giao dịch là HSC và CID. Giao dịch tiếp tục giảm và chỉ đạt 568.500 đơn vị, trị giá 25,5 tỷ đồng.
Chỉ số HASTC-Index chung cuộc tăng thêm 2,98 điểm (tương đương tăng 1,64%) lên 184,41 điểm.
Một loạt các cổ phiếu lớn có tính chất dẫn dắt thị trường phiên này tiếp tục xu hướng ghi điểm. Đại gia ACB tăng 1.800 đồng (+1,95%) đạt 94.100 đồng, BCC tăng 300 đồng (+1,85%) đạt 17.900 đồng, BMI tăng 900 đồng (+1,96%) đạt 46.800 đồng, BTS tăng 400 đồng (+1,83%) đạt 22.200 đồng, BVS tăng 1.600 đồng (+1,93%) đạt 84.400 đồng, KBC tăng 900 đồng (+0,51%) đạt 175.900 đồng, KLS tăng 500 đồng (+1,89%) đạt 27.000 đồng, PVI tăng 800 đồng (+1,90%) đạt 43.000 đồng, PVS tăng 1.000 đồng (+1,99%) đạt 51.200 đồng, VNR tăng 500 đồng (+1,89%) đạt 27.000 đồng.
Về khối lượng giao dịch, BMI dẫn đầu thị trường đạt 111.500 cổ phiếu, BCC đứng vị trí thứ 2 đạt 52.900 cổ phiếu. KLS là cổ phiếu có khối lượng đạt trên 20.000 cổ phiếu. Ngoài ra còn có 7 mã khác đạt khối lượng trên 10.000 cổ phiếu gồm KBC, HBE, C92, XMC, PVI, SDA và SVC.
Tổng khối lượng và giá trị của nhà đầu tư nước ngoài phiên này bất ngờ sụt giảm mạnh so với phiên liền trước chỉ đạt 121.100 cổ phiếu tương đương giá trị đạt hơn 5,7 tỷ đồng. Phiên này, khối nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ra mạnh còn mua vào rất hạn chế.
Cụ thể, khối này chỉ mua vào 2 mã với tổng khối lượng là 2.000 cổ phiếu, giá trị đạt hơn 1,3 tỷ đồng và bán ra 4 mã với tổng khối lượng đạt 101.100 cổ phiếu, giá trị đạt hơn 4,3 tỷ đồng.
(Theo VietnamNet)
0 Responses to Phiên đầu tháng 4/2008: Chứng khoán tiếp tục ào ào tăng giá
Something to say?