Thị trường khó phục hồi
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Chưa xuất hiện một yếu tố lạc quan nào để có thể vực dậy thị trường trong ngắn hạn.
Trong mấy ngày qua, nhiều thông tin nghi vấn về hiện tượng “xả hàng”. Một trong những lý do được đưa ra là những nhà đầu tư đã mua được cổ phiếu vào lúc giá thấp nay bán đi để hiện thực hoá lợi nhuận.
Tuy nhiên, thị trường đến thời điểm này còn 534,92 điểm, chỉ cao hơn mức đáy của thị trường khoảng 40 điểm. Điều quan trọng là, số lượng nhà đầu tư mua được cổ phiếu vào đúng thời điểm đáy không nhiều, nên sẽ không thể tung hàng ra quá nhiều.
Trong khi đó, có thể, vẫn có không ít nhà đầu tư muốn cắt lỗ hoặc đầu tư giá xuống.
Một số nhà đầu tư tin rằng, hiện tượng thị trường trồi sụt như hiện nay sẽ còn diễn ra khá lâu mới có thể có đột biến lớn để hồi phục trở lại.
Do đó, một số người sẵn sàng bán tháo cổ phiếu nhằm thu hồi vốn để sử dụng tạm thời vào mục đích khác có thể có lợi hơn trong ngắn hạn, như mua trái phiếu, gửi ngân hàng hoặc sử dụng cho kinh doanh...
Trong thời gian thị trường tăng trưởng nóng, khá nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường tín dụng bị thắt chặt, việc tiếp cận vốn ngân hàng trở nên khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp đã bị bế tắc về vốn khả dụng.
Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải thanh lý một số khoản đầu tư tài chính, nhằm giải quyết vốn tạm thời cho hoạt động kinh doanh chính.
Ngoài ra, không ít nhà đầu tư cá nhân cũng là những nhà kinh doanh nhỏ trong các lĩnh vực khác. Thời gian trước, nhiều người đã sử dụng vốn kinh doanh của mình để đầu tư chứng khoán nhằm tranh thủ kiếm lợi nhuận, nhưng đến thời điểm này, khi vốn cho kinh doanh gặp khó khăn, trong khi tiền để trong chứng khoán không tạo ra giá trị, họ buộc phải chọn giải pháp rút vốn từ chứng khoán để “cứu” hoạt động kinh doanh chính của mình.
Ngoài ra, một đối tượng có khả năng “xả hàng” rất lớn trong thời gian qua là các ngân hàng thương mại. Cho dù các ngân hàng đã cam kết sẽ không giải chấp cổ phiếu, nhưng thực tế, việc ràng buộc các ngân hàng thực hiện cam kết là không đơn giản. Mới đây, đại diện Ủy ban Chứng khoán nhà nước cũng đã khẳng định là chưa có hiện tượng các ngân hàng giải chấp chứng khoán cầm cố.
Tuy nhiên, với tư cách là cổ đông nắm giữ chứng khoán nhiều công ty niêm yết, một số ngân hàng phải bán cổ phiếu để giải quyết vốn kinh doanh trong bối cảnh nguồn tiền cho vay khan hiếm như hiện nay.
(Theo DauTu)
Trong mấy ngày qua, nhiều thông tin nghi vấn về hiện tượng “xả hàng”. Một trong những lý do được đưa ra là những nhà đầu tư đã mua được cổ phiếu vào lúc giá thấp nay bán đi để hiện thực hoá lợi nhuận.
Tuy nhiên, thị trường đến thời điểm này còn 534,92 điểm, chỉ cao hơn mức đáy của thị trường khoảng 40 điểm. Điều quan trọng là, số lượng nhà đầu tư mua được cổ phiếu vào đúng thời điểm đáy không nhiều, nên sẽ không thể tung hàng ra quá nhiều.
Trong khi đó, có thể, vẫn có không ít nhà đầu tư muốn cắt lỗ hoặc đầu tư giá xuống.
Một số nhà đầu tư tin rằng, hiện tượng thị trường trồi sụt như hiện nay sẽ còn diễn ra khá lâu mới có thể có đột biến lớn để hồi phục trở lại.
Do đó, một số người sẵn sàng bán tháo cổ phiếu nhằm thu hồi vốn để sử dụng tạm thời vào mục đích khác có thể có lợi hơn trong ngắn hạn, như mua trái phiếu, gửi ngân hàng hoặc sử dụng cho kinh doanh...
Trong thời gian thị trường tăng trưởng nóng, khá nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường tín dụng bị thắt chặt, việc tiếp cận vốn ngân hàng trở nên khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp đã bị bế tắc về vốn khả dụng.
Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải thanh lý một số khoản đầu tư tài chính, nhằm giải quyết vốn tạm thời cho hoạt động kinh doanh chính.
Ngoài ra, không ít nhà đầu tư cá nhân cũng là những nhà kinh doanh nhỏ trong các lĩnh vực khác. Thời gian trước, nhiều người đã sử dụng vốn kinh doanh của mình để đầu tư chứng khoán nhằm tranh thủ kiếm lợi nhuận, nhưng đến thời điểm này, khi vốn cho kinh doanh gặp khó khăn, trong khi tiền để trong chứng khoán không tạo ra giá trị, họ buộc phải chọn giải pháp rút vốn từ chứng khoán để “cứu” hoạt động kinh doanh chính của mình.
Ngoài ra, một đối tượng có khả năng “xả hàng” rất lớn trong thời gian qua là các ngân hàng thương mại. Cho dù các ngân hàng đã cam kết sẽ không giải chấp cổ phiếu, nhưng thực tế, việc ràng buộc các ngân hàng thực hiện cam kết là không đơn giản. Mới đây, đại diện Ủy ban Chứng khoán nhà nước cũng đã khẳng định là chưa có hiện tượng các ngân hàng giải chấp chứng khoán cầm cố.
Tuy nhiên, với tư cách là cổ đông nắm giữ chứng khoán nhiều công ty niêm yết, một số ngân hàng phải bán cổ phiếu để giải quyết vốn kinh doanh trong bối cảnh nguồn tiền cho vay khan hiếm như hiện nay.
(Theo DauTu)
0 Responses to Thị trường khó phục hồi
Something to say?