Tăng vốn, chuyển sàn hay gia hạn thời gian?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và TTCK, các công ty có vốn điều lệ dưới 80 tỷ đồng niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE) đang rất băn khoăn.
Các công ty có vốn điều lệ dưới 80 tỷ đồng niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE) đang băn khoăn việc tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 80 tỷ đồng theo quy định mới (hạn cuối khoảng tháng 2/2009) hay là chuyển sang niêm yết trên sàn Hà Nội. Nhiều công ty mong muốn cơ quan quản lý gia hạn thời gian thực hiện quy định này.
Bà Nguyễn Thị Liên Phương, Chủ tịch HĐQT CTCP Thuỷ sản số 1 (SJ1) nói: “Chúng tôi chưa nghĩ đến việc chuyển sàn vì doanh nghiệp đang ăn nên làm ra, cho dù không tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng thì cũng không nên bắt chúng tôi phải chuyển sàn. Trong bối cảnh hiện nay, mức vốn điều lệ 80 tỷ đồng chỉ nên áp dụng cho những doanh nghiệp mới niêm yết”.
Bà Phương cho biết, năm 2007, SJ1 đã phát hành thành công 1,5 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 35 tỷ đồng. Kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên 80 tỷ đồng chưa triển khai do dự án chưa có nhu cầu cấp bách về vốn. Mặt khác, tình hình thị trường chưa thuận lợi cho việc phát hành.
Với số vốn điều lệ 35 tỷ đồng, SJ1 cũng đã chịu áp lực khá lớn về lợi nhuận. Năm 2008, Công ty đặt kế hoạch sẽ đạt 9 tỷ đồng lợi nhuận, trong đó 7 tỷ đồng từ ngành sản xuất căn bản là sản xuất - kinh doanh thuỷ sản và 2 tỷ đồng từ các lĩnh vực khác, trong khi trước đó, dự kiến kế hoạch lợi nhuận năm 2008 là 6 tỷ đồng.
Trao đổi với ĐTCK, ông Ngô Đức Dũng, Phó giám đốc SJ1 chia sẻ, trong tình huống xấu nhất là bắt buộc phải tăng vốn, Công ty sẽ huy động vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu liên hợp thương mại và căn hộ cao cấp 1.004A Âu Cơ (TP. HCM). Tuy nhiên, cho đến cuối tuần trước thì việc triển khai dự án này vẫn đang trong quá trình đàm phán với đối tác mà chưa đi đến ký kết cụ thể.
Ngoài ra, nguồn vốn thu được từ đợt phát hành trong năm 2007 là hơn 39 tỷ đồng vẫn chưa sử dụng hết. Theo Điều 8, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, một trong các điều kiện niêm yết cổ phiếu tại HOSE là công ty phải có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng trở lên, tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Theo Điều 29, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, tổ chức đã niêm yết tại HOSE trước khi Nghị định này có hiệu lực, nếu không đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết theo quy định tại Nghị định này thì trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo) phải điều chỉnh để đáp ứng đủ điều kiện niêm yết, nếu không thì phải chuyển sang niêm yết tại HASTC.
Có thể nói, áp lực về việc tăng vốn là không hề nhỏ nếu công ty không có dự án đầu tư khả thi. CTCP Đầu tư và Thương mại DIC (DIC Intraco) ngay trước khi tổ chức cuộc họp ĐHCĐ cuối tháng 3 đã nhận được giấy phép chấp thuận phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn từ 33,6 tỷ đồng lên 78,4 tỷ đồng.
Trong thời gian chờ đợi làm thủ tục tăng vốn, DIC Intraco đã lấy phương án phát hành thế chấp ngân hàng vay vốn để góp 49% vốn đầu tư Nhà máy xi măng Hữu Nghị 2 tại xã Yến Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ có tổng vốn đầu tư là 67 triệu USD.
Sau khi được TP. HCM phê duyệt dự án khu công nghiệp và dân cư ở huyện Hóc Môn, có thể DIC Intraco sẽ phải tiếp tục tăng vốn. “Nếu bị sức ép tăng vốn cho đủ 80 tỷ đồng để không phải chuyển sàn niêm yết thì DIC Intraco có thể chia phần thặng dư vốn hiện có để tăng vốn”, một lãnh đạo Công ty cho biết.
CTCP May Sài Gòn cách đây 1 tháng còn trong tâm trạng lo lắng khi không biết có kịp hoàn thành phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn vào cuối năm 2008 với tình hình TTCK đang ảm đạm hay không. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư nên Công ty vẫn trình ĐHCĐ phương án tăng vốn, nhưng để phương án có tính khả thi, Công ty đã điều chỉnh giá phát hành dự kiến cho cổ đông hiện hữu từ 20.000 đồng/CP xuống 12.000 đồng/CP.
Khi trình phương án này, ông Chủ tịch HĐQT vẫn lo rằng, cổ đông có thể sẽ không đồng ý mức giá này. Nhưng sau đó, mức giá 12.000 đồng đã được cổ đông chấp nhận như chia sẻ khó khăn với Công ty trong tình hình TTCK không thuận lợi. “Chúng tôi đã thuyết phục cổ đông việc huy động vốn là để thực hiện dự án, chứ nếu không họ sẽ không thông qua phương án tăng vốn, dù có phải chuyển sàn”, ông Lê Quang Hùng, Tổng giám đốc Công ty cho biết.
(Theo DTCK)
Các công ty có vốn điều lệ dưới 80 tỷ đồng niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE) đang băn khoăn việc tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 80 tỷ đồng theo quy định mới (hạn cuối khoảng tháng 2/2009) hay là chuyển sang niêm yết trên sàn Hà Nội. Nhiều công ty mong muốn cơ quan quản lý gia hạn thời gian thực hiện quy định này.
Bà Nguyễn Thị Liên Phương, Chủ tịch HĐQT CTCP Thuỷ sản số 1 (SJ1) nói: “Chúng tôi chưa nghĩ đến việc chuyển sàn vì doanh nghiệp đang ăn nên làm ra, cho dù không tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng thì cũng không nên bắt chúng tôi phải chuyển sàn. Trong bối cảnh hiện nay, mức vốn điều lệ 80 tỷ đồng chỉ nên áp dụng cho những doanh nghiệp mới niêm yết”.
Bà Phương cho biết, năm 2007, SJ1 đã phát hành thành công 1,5 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 35 tỷ đồng. Kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên 80 tỷ đồng chưa triển khai do dự án chưa có nhu cầu cấp bách về vốn. Mặt khác, tình hình thị trường chưa thuận lợi cho việc phát hành.
Với số vốn điều lệ 35 tỷ đồng, SJ1 cũng đã chịu áp lực khá lớn về lợi nhuận. Năm 2008, Công ty đặt kế hoạch sẽ đạt 9 tỷ đồng lợi nhuận, trong đó 7 tỷ đồng từ ngành sản xuất căn bản là sản xuất - kinh doanh thuỷ sản và 2 tỷ đồng từ các lĩnh vực khác, trong khi trước đó, dự kiến kế hoạch lợi nhuận năm 2008 là 6 tỷ đồng.
Trao đổi với ĐTCK, ông Ngô Đức Dũng, Phó giám đốc SJ1 chia sẻ, trong tình huống xấu nhất là bắt buộc phải tăng vốn, Công ty sẽ huy động vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu liên hợp thương mại và căn hộ cao cấp 1.004A Âu Cơ (TP. HCM). Tuy nhiên, cho đến cuối tuần trước thì việc triển khai dự án này vẫn đang trong quá trình đàm phán với đối tác mà chưa đi đến ký kết cụ thể.
Ngoài ra, nguồn vốn thu được từ đợt phát hành trong năm 2007 là hơn 39 tỷ đồng vẫn chưa sử dụng hết. Theo Điều 8, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, một trong các điều kiện niêm yết cổ phiếu tại HOSE là công ty phải có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng trở lên, tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Theo Điều 29, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, tổ chức đã niêm yết tại HOSE trước khi Nghị định này có hiệu lực, nếu không đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết theo quy định tại Nghị định này thì trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo) phải điều chỉnh để đáp ứng đủ điều kiện niêm yết, nếu không thì phải chuyển sang niêm yết tại HASTC.
Có thể nói, áp lực về việc tăng vốn là không hề nhỏ nếu công ty không có dự án đầu tư khả thi. CTCP Đầu tư và Thương mại DIC (DIC Intraco) ngay trước khi tổ chức cuộc họp ĐHCĐ cuối tháng 3 đã nhận được giấy phép chấp thuận phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn từ 33,6 tỷ đồng lên 78,4 tỷ đồng.
Trong thời gian chờ đợi làm thủ tục tăng vốn, DIC Intraco đã lấy phương án phát hành thế chấp ngân hàng vay vốn để góp 49% vốn đầu tư Nhà máy xi măng Hữu Nghị 2 tại xã Yến Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ có tổng vốn đầu tư là 67 triệu USD.
Sau khi được TP. HCM phê duyệt dự án khu công nghiệp và dân cư ở huyện Hóc Môn, có thể DIC Intraco sẽ phải tiếp tục tăng vốn. “Nếu bị sức ép tăng vốn cho đủ 80 tỷ đồng để không phải chuyển sàn niêm yết thì DIC Intraco có thể chia phần thặng dư vốn hiện có để tăng vốn”, một lãnh đạo Công ty cho biết.
CTCP May Sài Gòn cách đây 1 tháng còn trong tâm trạng lo lắng khi không biết có kịp hoàn thành phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn vào cuối năm 2008 với tình hình TTCK đang ảm đạm hay không. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư nên Công ty vẫn trình ĐHCĐ phương án tăng vốn, nhưng để phương án có tính khả thi, Công ty đã điều chỉnh giá phát hành dự kiến cho cổ đông hiện hữu từ 20.000 đồng/CP xuống 12.000 đồng/CP.
Khi trình phương án này, ông Chủ tịch HĐQT vẫn lo rằng, cổ đông có thể sẽ không đồng ý mức giá này. Nhưng sau đó, mức giá 12.000 đồng đã được cổ đông chấp nhận như chia sẻ khó khăn với Công ty trong tình hình TTCK không thuận lợi. “Chúng tôi đã thuyết phục cổ đông việc huy động vốn là để thực hiện dự án, chứ nếu không họ sẽ không thông qua phương án tăng vốn, dù có phải chuyển sàn”, ông Lê Quang Hùng, Tổng giám đốc Công ty cho biết.
(Theo DTCK)
0 Responses to Tăng vốn, chuyển sàn hay gia hạn thời gian?
Something to say?