Bỏ chứng khoán, nhà đất, 'lướt sóng' lãi suất tiết kiệm
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Bán tháo 20.000 cổ phiếu lỗ gần trăm triệu đồng nhưng chị Kim Phúc ở TP HCM mừng ra mặt vì đã có tiền mang gửi ngân hàng.
"Lãi suất ngân hàng đang cao. Ai cũng muốn bán tháo cổ phiếu lấy tiền gửi tiết kiệm nhưng không được, tôi phải vất vả lắm mới bán thành công", chị Phúc cười vui vẻ.
Hơn một tỷ đồng từ chứng khoán, chị Phúc đem gửi vào Ngân hàng Đông Á để hưởng lãi suất "ngồi mát ăn bát vàng". Chị nhẩm tính, với số tiền này, một năm sau sẽ lãi được khoảng 140 triệu đồng. Còn nếu cứ để đầu tư trên sàn chứng khoán, mỗi ngày phải mất 3 triệu đồng vì cổ phiếu liên tục hạ giá.
Trong tình hình lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng liên tục tăng cao, nhận định của hầu hết các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán là gửi tiết kiệm sẽ có lợi và an toàn nhất.
"Từ đầu tuần đến giờ, người đặt lệnh bán mỗi ngày lên đến mấy triệu đơn vị, trong khi lượng mua chỉ vài trăm", một nhân viên quản lý sàn giao dịch chứng khoán ở quận 1 tiết lộ. Nhiều nhà đầu tư đặt lệnh bán từ sáng sớm, chờ đến hết giờ giao dịch vẫn không bán ra được.
Mua 500 cổ phiếu SJS ở giá 232.000 đồng vào cuối năm 2007, sau đó lại mua tiếp 500 cổ phiếu nữa khi giá SJS chỉ còn 186.000 đồng, chỉ riêng blue-chip này anh Nguyễn Hòa đã đầu tư hết 200 triệu, chưa kể mua những lô nhỏ ở các cổ phiếu khác.
Nhận thấy thị trường liên tục đi xuống trong khi lãi ngân hàng lên, anh quyết định bán cắt lỗ. Phải trải qua đến 12 phiên rao bán ở giá ATO, ATC, 100 lô SJS của anh mới đẩy đi được với giá 150.000 đồng một cổ phiếu. Anh cho biết thêm, vợ chồng lục đục mãi vì chuyện chứng khoán nên anh quyết tâm phải "gỡ" cho bằng được, chuyển tiền sang nhà băng gửi.
Anh Lương Thanh Triều, nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Sài Gòn cho biết kinh nghiệm, những "lô" lớn với số lượng 3.000-4.000 cổ phiếu rất khó bán, phải cắt ra thành 3-4 phần để bán dễ hơn. Anh đã thành công khi áp dụng phương thức chia nhỏ như vậy, sau hơn một tuần tung hàng.
Vì nóng lòng muốn bán cho nhanh, nhiều người phải trực tiếp nhờ nhân viên trên sàn lấy lệnh chen ngang để lệnh bán của mình được thực hiện nhanh nhất.
"Mỗi lần đặt lệnh bán trót lọt như vậy, nhà đầu tư phải chi từ vài trăm nghìn đến 1-2 triệu đồng cho nhân viên giao dịch. Nhưng ai cũng chấp nhận khoản chi này để có thể rút tiền ra sớm gửi tiết kiệm hưởng lãi suất ngay từ bây giờ", một nhà đầu tư cho hay.
Anh Tấn Linh, đầu tư chứng khoán cho biết, cuối tuần qua anh may mắn bán được 1.000 cổ phiếu, thu 92 triệu đồng và mang đi gửi tiết kiệm ở một ngân hàng đang áp dụng lãi suất 14% một năm đối với kỳ hạn 3 tháng.
Anh Linh thú nhận đã phải chi 500.000 đồng "lót tay" cho nhân viên để nhờ họ đặt lệnh chen ngang. Nhưng theo anh, tính ra vẫn còn lời, vì nếu để đến thời điểm hôm nay, số cổ phiếu đó chỉ còn giá 70 triệu đồng mà không được hưởng lãi suất của ngân hàng.
(Theo VnExpress)
"Lãi suất ngân hàng đang cao. Ai cũng muốn bán tháo cổ phiếu lấy tiền gửi tiết kiệm nhưng không được, tôi phải vất vả lắm mới bán thành công", chị Phúc cười vui vẻ.
Hơn một tỷ đồng từ chứng khoán, chị Phúc đem gửi vào Ngân hàng Đông Á để hưởng lãi suất "ngồi mát ăn bát vàng". Chị nhẩm tính, với số tiền này, một năm sau sẽ lãi được khoảng 140 triệu đồng. Còn nếu cứ để đầu tư trên sàn chứng khoán, mỗi ngày phải mất 3 triệu đồng vì cổ phiếu liên tục hạ giá.
Trong tình hình lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng liên tục tăng cao, nhận định của hầu hết các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán là gửi tiết kiệm sẽ có lợi và an toàn nhất.
"Từ đầu tuần đến giờ, người đặt lệnh bán mỗi ngày lên đến mấy triệu đơn vị, trong khi lượng mua chỉ vài trăm", một nhân viên quản lý sàn giao dịch chứng khoán ở quận 1 tiết lộ. Nhiều nhà đầu tư đặt lệnh bán từ sáng sớm, chờ đến hết giờ giao dịch vẫn không bán ra được.
Mua 500 cổ phiếu SJS ở giá 232.000 đồng vào cuối năm 2007, sau đó lại mua tiếp 500 cổ phiếu nữa khi giá SJS chỉ còn 186.000 đồng, chỉ riêng blue-chip này anh Nguyễn Hòa đã đầu tư hết 200 triệu, chưa kể mua những lô nhỏ ở các cổ phiếu khác.
Nhận thấy thị trường liên tục đi xuống trong khi lãi ngân hàng lên, anh quyết định bán cắt lỗ. Phải trải qua đến 12 phiên rao bán ở giá ATO, ATC, 100 lô SJS của anh mới đẩy đi được với giá 150.000 đồng một cổ phiếu. Anh cho biết thêm, vợ chồng lục đục mãi vì chuyện chứng khoán nên anh quyết tâm phải "gỡ" cho bằng được, chuyển tiền sang nhà băng gửi.
Anh Lương Thanh Triều, nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Sài Gòn cho biết kinh nghiệm, những "lô" lớn với số lượng 3.000-4.000 cổ phiếu rất khó bán, phải cắt ra thành 3-4 phần để bán dễ hơn. Anh đã thành công khi áp dụng phương thức chia nhỏ như vậy, sau hơn một tuần tung hàng.
Vì nóng lòng muốn bán cho nhanh, nhiều người phải trực tiếp nhờ nhân viên trên sàn lấy lệnh chen ngang để lệnh bán của mình được thực hiện nhanh nhất.
"Mỗi lần đặt lệnh bán trót lọt như vậy, nhà đầu tư phải chi từ vài trăm nghìn đến 1-2 triệu đồng cho nhân viên giao dịch. Nhưng ai cũng chấp nhận khoản chi này để có thể rút tiền ra sớm gửi tiết kiệm hưởng lãi suất ngay từ bây giờ", một nhà đầu tư cho hay.
Anh Tấn Linh, đầu tư chứng khoán cho biết, cuối tuần qua anh may mắn bán được 1.000 cổ phiếu, thu 92 triệu đồng và mang đi gửi tiết kiệm ở một ngân hàng đang áp dụng lãi suất 14% một năm đối với kỳ hạn 3 tháng.
Anh Linh thú nhận đã phải chi 500.000 đồng "lót tay" cho nhân viên để nhờ họ đặt lệnh chen ngang. Nhưng theo anh, tính ra vẫn còn lời, vì nếu để đến thời điểm hôm nay, số cổ phiếu đó chỉ còn giá 70 triệu đồng mà không được hưởng lãi suất của ngân hàng.
(Theo VnExpress)
0 Responses to Bỏ chứng khoán, nhà đất, 'lướt sóng' lãi suất tiết kiệm
Something to say?