Bán khống - Thu lợi nhuận khi giá cổ phiếu đi xuống
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thông thường nhà đầu tư sẽ kỳ vọng giá cổ phiếu tăng để thu lợi nhuận. Tuy nhiên, ngay cả khi giá giảm, nhà đầu tư vẫn có thể có lãi với nghiệp vụ bán khống.
Bán khống (Short-selling), trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự kỳ vọng tụt giảm giá của một loại chứng khoán, ngoại tệ...
Trong giao dịch chứng khoán, bán khống là bán một loại chứng khoán mà người bán không sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể hơn là bán chứng khoán vay mượn. Bán khống một cổ phiếu là giao dich hoàn toàn đối lập với việc mua một cổ phiếu. Bán khống một cổ phiếu có nghĩa là người bán đang cho rằng giá cổ phiếu đó sẽ sụt giảm chứ không giống như khi mua một cổ phiếu và hi vọng giá của nó tăng lên. Khi nhà đầu tư dự đoán trong tương lai giá cổ phiếu sẽ giảm, họ sẽ đi vay cổ phiếu của CTCK để bán; sau khi giá hạ, họ sẽ mua cổ phiếu đó trên thị trường để trả lại và hưởng khoản chênh lệch giá. Nhưng nếu giá trên thị trường không hạ như dự đoán mà lại tăng lên, đến kỳ hạn trả lại, nhà đầu tư đó sẽ phải mua chứng khoán với giá cao hơn và chấp nhận bị lỗ.
Giả sử, một người vay mượn cổ phiếu ABC với giá 100.000đ/cp và bán đi ngay. Sau đó, giá cổ phiếu ABC giảm xuống còn 80.000đ/cp, người này mua cổ phiếu ABC để trả lại. Như vậy, người đó thu về 20.000đ/cp. Trong trường hợp cổ phiếu ABC tăng giá sau khi mua thì người đó sẽ bị lỗ vì phải mua trả lại với giá cao hơn.
Để đảm bảo an toàn, CTCK triển khai nghiệp vụ này thường yêu cầu người vay chứng khoán ký quỹ một khoản tiền nhất định, tuy nhỏ hơn giá trị chứng khoán đi vay nhưng đủ để bù đắp khoản lỗ nếu có. Trong quá trình chưa trả được nợ, nếu giá thị trường tăng lên thì người bán khống (người vay) phải bổ sung thêm tiền ký quỹ. Ngược lại, nếu giá giảm thì người vay có thể rút bớt ra để sử dụng.
Bán khống chứng khoán cũng là một hình thức khuyến khích nhà đầu tư tham gia thị trường, bởi họ vẫn có thể kiếm được lời khi cổ phiếu giảm giá, trong khi mua bán theo cách bình thường, họ chỉ kiếm được lời khi cổ phiếu tăng giá.
Bán khống là một khái niệm tài chính còn tương đối mới mẻ đối với TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới, nghiệp vụ bán khống đã được một số TTCK trên thế giới thực hiện từ rất lâu và hiện trở nên phổ biến ở TTCK các nước phát triển. Ngiệp vụ kiếm lợi thông qua giá cổ phiếu giảm đã được bắt nguồn ít nhất từ thế kỉ thứ 18 ở Anh. Những người thực hiện mua bán cổ phiếu kiếm lãi thông qua giá cổ phiếu xuống thấp thường bị nghi ngờ là làm giàu thông qua việc nghèo đi của người khác (vì số những người này rất ít, nhưng nếu giá cổ phiếu giảm xuống thì rất nhiều người đầu tư vào chứng khoán sẽ bị thua lỗ, thậm chí phá sản). Tuy nhiên, các nghiên cứu đều kết luận rằng bán khống đã có đóng góp quan trọng trong việc tạo nên tính hiệu quả của thị trường tài chính.
Nghiệp vụ bán khống cũng được thực hiện rất phổ biến trên lĩnh vực tiền tệ ngoại hối (forex) do tính thanh khoản cao.
Năm 2009 Việt Nam sẽ có bán khống
Khoản 9, Điều 71 Luật Chứng khoán quy định về nghĩa vụ của CTCK như sau: “Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính”. Như vậy, Luật thì không cấm nhưng phải chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo lộ trình phát triển công ty chứng khoán của UBCKNN thì đến năm 2009 nghiệp vụ bán khống mới có quy chế hướng dẫn thực hiện.
Theo quy định hiện hành, khách hàng phải ký quỹ đủ 100% tiền thì mới được mua chứng khoán, có nghĩa là không được “mua khống”. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hoạt động lách được quy định này, chẳng hạn với hoạt động repo hoặc cầm cố chứng khoán thì khách hàng có thể nhận thêm vốn để tiếp tục mua cổ phiếu.
Nhà đầu tư cần vốn nhưng không muốn bán đứt số chứng khoán mình hiện có, có thể bán cho CTCK với mức giá cụ thể, đồng thời cam kết mua lại sau một thời gian với một mức giá xác định. Đây chính là nghiệp vụ repo (mua bán cổ phiếu có kỳ hạn).
Còn cho vay cầm cố chứng khoán là việc thế chấp, thường là cổ phiếu (cả niêm yết và OTC), để vay tiền của CTCK hoặc ngân hàng trong một thời gian nhất định, mức vay thường được tính bằng 20 - 50% thị giá, tùy theo quy định của bên nhận cầm cố. Trong thời hạn vay mà thị giá cổ phiếu giảm xuống dưới một mức quy định thì người vay phải nộp thêm tiền để đảm bảo an toàn cho bên nhận cầm cố, nếu không bên nhận cầm cố có quyền thanh lý cổ phiếu.
Cả cầm cố và repo đều là những nghiệp vụ lách luật hợp pháp nhằm giúp nhà đầu tư được “mua khống”.
Hoạt động cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán cũng đã xuất hiện với tên gọi: “ứng trước tiền bán chứng khoán”. Hiện nay, để thực hiện nghiệp vụ này, các CTCK phải hợp tác với ngân hàng, đứng ra làm trung gian nhằm giúp khách hàng có thể nhận được tiền bán chứng khoán trước ngày T+3. Chỉ cần có thông báo kết quả lệnh bán đã được khớp là khách hàng hoàn toàn có thể làm hợp đồng xin ứng trước tiền chứng khoán đã bán với mức phí quy định. Một số công ty thực hiện ứng trước tiền cho khách hàng ngay sau khi có kết quả khớp lệnh và khách hàng có thể dùng để mua chứng khoán ngay trong phiên giao dịch.
(Theo DTCK)
Bán khống (Short-selling), trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự kỳ vọng tụt giảm giá của một loại chứng khoán, ngoại tệ...
Trong giao dịch chứng khoán, bán khống là bán một loại chứng khoán mà người bán không sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể hơn là bán chứng khoán vay mượn. Bán khống một cổ phiếu là giao dich hoàn toàn đối lập với việc mua một cổ phiếu. Bán khống một cổ phiếu có nghĩa là người bán đang cho rằng giá cổ phiếu đó sẽ sụt giảm chứ không giống như khi mua một cổ phiếu và hi vọng giá của nó tăng lên. Khi nhà đầu tư dự đoán trong tương lai giá cổ phiếu sẽ giảm, họ sẽ đi vay cổ phiếu của CTCK để bán; sau khi giá hạ, họ sẽ mua cổ phiếu đó trên thị trường để trả lại và hưởng khoản chênh lệch giá. Nhưng nếu giá trên thị trường không hạ như dự đoán mà lại tăng lên, đến kỳ hạn trả lại, nhà đầu tư đó sẽ phải mua chứng khoán với giá cao hơn và chấp nhận bị lỗ.
Giả sử, một người vay mượn cổ phiếu ABC với giá 100.000đ/cp và bán đi ngay. Sau đó, giá cổ phiếu ABC giảm xuống còn 80.000đ/cp, người này mua cổ phiếu ABC để trả lại. Như vậy, người đó thu về 20.000đ/cp. Trong trường hợp cổ phiếu ABC tăng giá sau khi mua thì người đó sẽ bị lỗ vì phải mua trả lại với giá cao hơn.
Để đảm bảo an toàn, CTCK triển khai nghiệp vụ này thường yêu cầu người vay chứng khoán ký quỹ một khoản tiền nhất định, tuy nhỏ hơn giá trị chứng khoán đi vay nhưng đủ để bù đắp khoản lỗ nếu có. Trong quá trình chưa trả được nợ, nếu giá thị trường tăng lên thì người bán khống (người vay) phải bổ sung thêm tiền ký quỹ. Ngược lại, nếu giá giảm thì người vay có thể rút bớt ra để sử dụng.
Bán khống chứng khoán cũng là một hình thức khuyến khích nhà đầu tư tham gia thị trường, bởi họ vẫn có thể kiếm được lời khi cổ phiếu giảm giá, trong khi mua bán theo cách bình thường, họ chỉ kiếm được lời khi cổ phiếu tăng giá.
Bán khống là một khái niệm tài chính còn tương đối mới mẻ đối với TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới, nghiệp vụ bán khống đã được một số TTCK trên thế giới thực hiện từ rất lâu và hiện trở nên phổ biến ở TTCK các nước phát triển. Ngiệp vụ kiếm lợi thông qua giá cổ phiếu giảm đã được bắt nguồn ít nhất từ thế kỉ thứ 18 ở Anh. Những người thực hiện mua bán cổ phiếu kiếm lãi thông qua giá cổ phiếu xuống thấp thường bị nghi ngờ là làm giàu thông qua việc nghèo đi của người khác (vì số những người này rất ít, nhưng nếu giá cổ phiếu giảm xuống thì rất nhiều người đầu tư vào chứng khoán sẽ bị thua lỗ, thậm chí phá sản). Tuy nhiên, các nghiên cứu đều kết luận rằng bán khống đã có đóng góp quan trọng trong việc tạo nên tính hiệu quả của thị trường tài chính.
Nghiệp vụ bán khống cũng được thực hiện rất phổ biến trên lĩnh vực tiền tệ ngoại hối (forex) do tính thanh khoản cao.
Năm 2009 Việt Nam sẽ có bán khống
Khoản 9, Điều 71 Luật Chứng khoán quy định về nghĩa vụ của CTCK như sau: “Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính”. Như vậy, Luật thì không cấm nhưng phải chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo lộ trình phát triển công ty chứng khoán của UBCKNN thì đến năm 2009 nghiệp vụ bán khống mới có quy chế hướng dẫn thực hiện.
Theo quy định hiện hành, khách hàng phải ký quỹ đủ 100% tiền thì mới được mua chứng khoán, có nghĩa là không được “mua khống”. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hoạt động lách được quy định này, chẳng hạn với hoạt động repo hoặc cầm cố chứng khoán thì khách hàng có thể nhận thêm vốn để tiếp tục mua cổ phiếu.
Nhà đầu tư cần vốn nhưng không muốn bán đứt số chứng khoán mình hiện có, có thể bán cho CTCK với mức giá cụ thể, đồng thời cam kết mua lại sau một thời gian với một mức giá xác định. Đây chính là nghiệp vụ repo (mua bán cổ phiếu có kỳ hạn).
Còn cho vay cầm cố chứng khoán là việc thế chấp, thường là cổ phiếu (cả niêm yết và OTC), để vay tiền của CTCK hoặc ngân hàng trong một thời gian nhất định, mức vay thường được tính bằng 20 - 50% thị giá, tùy theo quy định của bên nhận cầm cố. Trong thời hạn vay mà thị giá cổ phiếu giảm xuống dưới một mức quy định thì người vay phải nộp thêm tiền để đảm bảo an toàn cho bên nhận cầm cố, nếu không bên nhận cầm cố có quyền thanh lý cổ phiếu.
Cả cầm cố và repo đều là những nghiệp vụ lách luật hợp pháp nhằm giúp nhà đầu tư được “mua khống”.
Hoạt động cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán cũng đã xuất hiện với tên gọi: “ứng trước tiền bán chứng khoán”. Hiện nay, để thực hiện nghiệp vụ này, các CTCK phải hợp tác với ngân hàng, đứng ra làm trung gian nhằm giúp khách hàng có thể nhận được tiền bán chứng khoán trước ngày T+3. Chỉ cần có thông báo kết quả lệnh bán đã được khớp là khách hàng hoàn toàn có thể làm hợp đồng xin ứng trước tiền chứng khoán đã bán với mức phí quy định. Một số công ty thực hiện ứng trước tiền cho khách hàng ngay sau khi có kết quả khớp lệnh và khách hàng có thể dùng để mua chứng khoán ngay trong phiên giao dịch.
(Theo DTCK)
0 Responses to Bán khống - Thu lợi nhuận khi giá cổ phiếu đi xuống
Something to say?