"Mệt" vì đầu tư tài chính
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Một năm suy giảm, VN-Index đã mất đi 50% khiến hàng chục ngàn tỉ đồng giá trị chứng khoán (CK) thành mây khói. Những con số mất đi này đang được "hạch toán" vào các báo cáo tài chính của các công ty mà thời gian qua đã gia tăng hoạt động đầu tư tài chính.
Trong tháng 4-2008, các công ty phải công bố kết quả kinh doanh quí 1-2008. Nhiều báo cáo tài chính khá u ám nhưng nhà đầu tư không bất ngờ vì họ đã lường trước những khoản thua lỗ này. Từ những khoản thua lỗ do đầu tư trái ngành này, đại hội cổ đông của nhiều công ty đã định hướng lại, tập trung nhiều hơn cho ngành nghề chính.
Nhóm Công ty REE lỗ hơn 106 tỉ đồng
Theo kết quả kinh doanh hợp nhất của nhóm Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), quí 1-2008 nhóm đạt doanh thu 275,26 tỉ đồng, bằng 149,06% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lại bị lỗ 106,15 tỉ đồng. Nguyên nhân là do phải trích lập dự phòng tài chính cho các CK mà công ty đã mua nay có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ sách tại thời điểm 31-3-2008.
Theo kế hoạch năm 2008, nhóm Công ty REE phải đạt doanh thu 1.100 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế tối thiểu là 390 tỉ đồng.
Nhóm REE bao gồm Công ty cổ phần Cơ điện lạnh - công ty mẹ và các công ty thành viên: Công ty cổ phần dịch vụ và kỹ thuật cơ điện lạnh REE (do REE sở hữu 99,994% vốn), Công ty cổ phần Vĩnh Thịnh (REE sở hữu 97,11%), Công ty TNHH quản lý và khai thác bất động sản REE (100% vốn của REE), Công ty cổ phần điện máy REE (REE sở hữu 99,9925% vốn), Công ty cổ phần bất động sản REE (REE sở hữu 90%).
REE đã chi ra trên 1.377 tỉ đồng để đầu tư CK, giá của các CK này tính đến thời điểm 31-3-2008 là 1.719 tỉ đồng, như vậy vẫn lãi 341 tỉ đồng (đã trích dự phòng tài chính). Tuy nhiên, trong số CK đã mua, có CK "chênh lệch dương", có CK "chênh lệch âm". Để đảm bảo tính tuân thủ và nhất quán trong quản trị hạch toán kế toán, REE đã trích lập dự phòng tài chính cho những CK bị giảm giá. Tổng số tiền REE đã đầu tư cho số CK giảm giá này là trên 465 tỉ đồng, tại thời điểm 31-3, giá của số CK này chỉ còn hơn 305 tỉ đồng và số tiền phải trích dự phòng tài chính là 160,86 tỉ đồng. Từ đó đẩy kết quả kinh doanh của cả nhóm REE rơi vào số lỗ 106,15 tỉ đồng.
Trước đó trong tháng 2-2008, nhóm REE còn công bố lãi trước thuế trên 20 tỉ đồng, đưa lợi nhuận của cả nhóm trong hai tháng đầu năm đạt 37,61 tỉ đồng. Như vậy, khoản lỗ từ đầu tư CK đã thổi bay tiền lãi từ các hoạt động sản xuất kinh doanh truyền thống của REE.
Cổ đông cũng lo đầu tư trái nghề
Không chỉ với đầu tư tài chính, cổ đông của các công ty cổ phần cũng lo ngại trước việc các công ty này đầu tư trái ngành nghề, chủ yếu là bất động sản. Tại đại hội cổ đông của Công ty cổ phần Cáp - vật liệu viễn thông (Sacom), cổ đông nêu băn khoăn khi Sacom đầu tư vào bất động sản, làm sân golf. Sacom cũng đầu tư tài chính nhưng thông qua các quĩ.
Lãnh đạo Sacom cho rằng vì sản phẩm chính của Sacom là dây đồng sắp bão hòa, vì vậy phải đa dạng hóa ngành nghề. Năm 2008, Sacom sẽ thực hiện bốn dự án: cao ốc văn phòng TP.HCM vốn 265,5 tỉ đồng (Sacom chiếm 95% vốn); dự án sân golf - resort tại Đà Lạt (Sacom chiếm 55% vốn điều lệ); dự án Nhơn Trạch, lập Công ty cổ phần bất động sản Sacom (Sacom chiếm 55% vốn); góp vốn thành lập Công ty cổ phần đầu tư Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, Hải Phòng.
Rất nhiều công ty niêm yết trên sàn CK đang là chủ đầu tư những dự án cao ốc văn phòng, nhà ở, căn hộ, khu công nghiệp... Thị trường bất động sản đang trầm lắng, chưa thể khởi động lại ngay, vì vậy khả năng những khoản đầu tư này sẽ bị "trùm mền" hoặc đóng băng là rất lớn.
Vì sao phải trích dự phòng tài chính?
Do giá CK biến động liên tục nên công ty có đầu tư tài chính lời hay lỗ khi công ty bán CK. Trong thời gian chưa bán CK, nếu giá CK giảm thì công ty đó phải trích dự phòng tài chính đối ứng với khoản giảm giá. Ví dụ công ty A mua CK B giá 50.000 đồng/CK, ở thời điểm cuối quí 1-2008 giá chỉ còn 30.000 đồng/CK thì phải trích dự phòng tài chính 20.000 đồng. Vì CK chưa được bán ra nên đây chỉ là khoản trích tạm thời. Nếu giá CK tăng lại cao hơn giá đã mua thì công ty lãi. Nếu giá giảm thêm thì phải trích thêm, trường hợp công ty bán CK thấp hơn giá đã mua thì bị coi là khoản tổn thất.
Hiện chỉ có những công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn CK mới thực hiện nghiêm việc trích dự phòng tài chính và hằng quí phải công bố kết quả kinh doanh cho nhà đầu tư biết.
Với các công ty chưa niêm yết, nhiều công ty chưa vội trích dự phòng tài chính trong từng quí, thường để đến cuối năm. Các công ty này cũng ít công bố kết quả kinh doanh của từng quí, vì thế cổ đông khó có thể biết được "sức khỏe" của công ty. Vì vậy, nhà đầu tư nên tìm hiểu hoạt động đầu tư tài chính của các công ty, danh mục CK công ty đầu tư, so sánh giá thời điểm mua với giá hiện tại...
* Tình trạng của REE cũng là cảnh chung của các công ty đã chạy theo đầu tư tài chính thay vì đưa vốn vào sản xuất kinh doanh. Nhà đầu tư sẽ rõ hơn về sự thua lỗ này khi các công ty niêm yết cổ phiếu lần lượt phải công bố kết quả kinh doanh quí 1-2008.
Theo thống kê sơ bộ, trong gần bốn tháng đầu năm 2008, mười tổ chức đầu tư nước ngoài đang đầu tư CK tại VN đã thua lỗ hơn 1,3 tỉ USD (khoảng 20.000 tỉ đồng). Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài gần đây vẫn liên tục mua vào để quân bình giá, nhiều phiên giao dịch của họ chiếm đến 50% giá trị giao dịch toàn thị trường.
Vụ "lùm xùm" tại Công ty cổ phần mía đường La Ngà cũng là hậu quả của việc chạy theo đầu tư tài chính. Ông chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần mía đường La Ngà đem 17,7 tỉ đồng đi mua CK và giá của số cổ phiếu này có thời điểm bị "hao" mất hàng tỉ đồng.
(Theo TuoiTre)
Trong tháng 4-2008, các công ty phải công bố kết quả kinh doanh quí 1-2008. Nhiều báo cáo tài chính khá u ám nhưng nhà đầu tư không bất ngờ vì họ đã lường trước những khoản thua lỗ này. Từ những khoản thua lỗ do đầu tư trái ngành này, đại hội cổ đông của nhiều công ty đã định hướng lại, tập trung nhiều hơn cho ngành nghề chính.
Nhóm Công ty REE lỗ hơn 106 tỉ đồng
Theo kết quả kinh doanh hợp nhất của nhóm Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), quí 1-2008 nhóm đạt doanh thu 275,26 tỉ đồng, bằng 149,06% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lại bị lỗ 106,15 tỉ đồng. Nguyên nhân là do phải trích lập dự phòng tài chính cho các CK mà công ty đã mua nay có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ sách tại thời điểm 31-3-2008.
Theo kế hoạch năm 2008, nhóm Công ty REE phải đạt doanh thu 1.100 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế tối thiểu là 390 tỉ đồng.
Nhóm REE bao gồm Công ty cổ phần Cơ điện lạnh - công ty mẹ và các công ty thành viên: Công ty cổ phần dịch vụ và kỹ thuật cơ điện lạnh REE (do REE sở hữu 99,994% vốn), Công ty cổ phần Vĩnh Thịnh (REE sở hữu 97,11%), Công ty TNHH quản lý và khai thác bất động sản REE (100% vốn của REE), Công ty cổ phần điện máy REE (REE sở hữu 99,9925% vốn), Công ty cổ phần bất động sản REE (REE sở hữu 90%).
REE đã chi ra trên 1.377 tỉ đồng để đầu tư CK, giá của các CK này tính đến thời điểm 31-3-2008 là 1.719 tỉ đồng, như vậy vẫn lãi 341 tỉ đồng (đã trích dự phòng tài chính). Tuy nhiên, trong số CK đã mua, có CK "chênh lệch dương", có CK "chênh lệch âm". Để đảm bảo tính tuân thủ và nhất quán trong quản trị hạch toán kế toán, REE đã trích lập dự phòng tài chính cho những CK bị giảm giá. Tổng số tiền REE đã đầu tư cho số CK giảm giá này là trên 465 tỉ đồng, tại thời điểm 31-3, giá của số CK này chỉ còn hơn 305 tỉ đồng và số tiền phải trích dự phòng tài chính là 160,86 tỉ đồng. Từ đó đẩy kết quả kinh doanh của cả nhóm REE rơi vào số lỗ 106,15 tỉ đồng.
Trước đó trong tháng 2-2008, nhóm REE còn công bố lãi trước thuế trên 20 tỉ đồng, đưa lợi nhuận của cả nhóm trong hai tháng đầu năm đạt 37,61 tỉ đồng. Như vậy, khoản lỗ từ đầu tư CK đã thổi bay tiền lãi từ các hoạt động sản xuất kinh doanh truyền thống của REE.
Cổ đông cũng lo đầu tư trái nghề
Không chỉ với đầu tư tài chính, cổ đông của các công ty cổ phần cũng lo ngại trước việc các công ty này đầu tư trái ngành nghề, chủ yếu là bất động sản. Tại đại hội cổ đông của Công ty cổ phần Cáp - vật liệu viễn thông (Sacom), cổ đông nêu băn khoăn khi Sacom đầu tư vào bất động sản, làm sân golf. Sacom cũng đầu tư tài chính nhưng thông qua các quĩ.
Lãnh đạo Sacom cho rằng vì sản phẩm chính của Sacom là dây đồng sắp bão hòa, vì vậy phải đa dạng hóa ngành nghề. Năm 2008, Sacom sẽ thực hiện bốn dự án: cao ốc văn phòng TP.HCM vốn 265,5 tỉ đồng (Sacom chiếm 95% vốn); dự án sân golf - resort tại Đà Lạt (Sacom chiếm 55% vốn điều lệ); dự án Nhơn Trạch, lập Công ty cổ phần bất động sản Sacom (Sacom chiếm 55% vốn); góp vốn thành lập Công ty cổ phần đầu tư Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, Hải Phòng.
Rất nhiều công ty niêm yết trên sàn CK đang là chủ đầu tư những dự án cao ốc văn phòng, nhà ở, căn hộ, khu công nghiệp... Thị trường bất động sản đang trầm lắng, chưa thể khởi động lại ngay, vì vậy khả năng những khoản đầu tư này sẽ bị "trùm mền" hoặc đóng băng là rất lớn.
Vì sao phải trích dự phòng tài chính?
Do giá CK biến động liên tục nên công ty có đầu tư tài chính lời hay lỗ khi công ty bán CK. Trong thời gian chưa bán CK, nếu giá CK giảm thì công ty đó phải trích dự phòng tài chính đối ứng với khoản giảm giá. Ví dụ công ty A mua CK B giá 50.000 đồng/CK, ở thời điểm cuối quí 1-2008 giá chỉ còn 30.000 đồng/CK thì phải trích dự phòng tài chính 20.000 đồng. Vì CK chưa được bán ra nên đây chỉ là khoản trích tạm thời. Nếu giá CK tăng lại cao hơn giá đã mua thì công ty lãi. Nếu giá giảm thêm thì phải trích thêm, trường hợp công ty bán CK thấp hơn giá đã mua thì bị coi là khoản tổn thất.
Hiện chỉ có những công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn CK mới thực hiện nghiêm việc trích dự phòng tài chính và hằng quí phải công bố kết quả kinh doanh cho nhà đầu tư biết.
Với các công ty chưa niêm yết, nhiều công ty chưa vội trích dự phòng tài chính trong từng quí, thường để đến cuối năm. Các công ty này cũng ít công bố kết quả kinh doanh của từng quí, vì thế cổ đông khó có thể biết được "sức khỏe" của công ty. Vì vậy, nhà đầu tư nên tìm hiểu hoạt động đầu tư tài chính của các công ty, danh mục CK công ty đầu tư, so sánh giá thời điểm mua với giá hiện tại...
* Tình trạng của REE cũng là cảnh chung của các công ty đã chạy theo đầu tư tài chính thay vì đưa vốn vào sản xuất kinh doanh. Nhà đầu tư sẽ rõ hơn về sự thua lỗ này khi các công ty niêm yết cổ phiếu lần lượt phải công bố kết quả kinh doanh quí 1-2008.
Theo thống kê sơ bộ, trong gần bốn tháng đầu năm 2008, mười tổ chức đầu tư nước ngoài đang đầu tư CK tại VN đã thua lỗ hơn 1,3 tỉ USD (khoảng 20.000 tỉ đồng). Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài gần đây vẫn liên tục mua vào để quân bình giá, nhiều phiên giao dịch của họ chiếm đến 50% giá trị giao dịch toàn thị trường.
Vụ "lùm xùm" tại Công ty cổ phần mía đường La Ngà cũng là hậu quả của việc chạy theo đầu tư tài chính. Ông chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần mía đường La Ngà đem 17,7 tỉ đồng đi mua CK và giá của số cổ phiếu này có thời điểm bị "hao" mất hàng tỉ đồng.
(Theo TuoiTre)
0 Responses to "Mệt" vì đầu tư tài chính
Something to say?