Nhà đầu tư được gì khi công ty mua lại cổ phiếu?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trong hầu hết các trường hợp, việc công ty niêm yết mua lại cổ phiếu là tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư.
Tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư
Về góc độ kỹ thuật, mua lại sẽ giúp cải thiện một số chỉ số tài chính của công ty. Mua lại làm giảm lượng tiền mặt, trong khi đó tiền mặt cũng là một tài sản, điều này dẫn đến suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) tăng lên. Mua lại làm giảm số lượng cổ phần đang lưu hành nên lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) cũng tăng lên.
Xét về tổng thể, nếu nhiều công ty niêm yết mua lại cổ phiếu sẽ làm giảm đáng kể khối lượng cổ phiếu đang lưu hành, từ đó giảm áp lực pha loãng cổ phiếu do các đợt phát hành cổ phiếu ồ ạt trong năm qua. Điều này góp phần giảm bớt nguồn cung chứng khoán trên thị trường nói chung.
Nguy cơ bị lợi dụng
Tuy nhiên, xem xét diễn biến thực tế, khối lượng cổ phần do các công ty mua lại theo như được thông báo không nhiều. Như vậy quá kỳ vọng việc mua lại sẽ là một cú hích giá cổ phiếu có thể dẫn đến sai lầm. Mặt khác, trong tình hình hiện nay, các nhà đầu tư còn có thể gặp bất lợi nếu các quy định pháp luật không rõ ràng. Ví dụ có công ty nào đó đăng ký mua lại vài triệu cổ phần và những ai dựa vào thông tin này để đầu tư có thể sẽ bị thiệt nếu con số mua lại cuối cùng không phải vài triệu mà chỉ có vài trăm cổ phần. Pháp luật phải quy định rõ muốn mua lại, công ty phải chứng minh có đủ tiền. Còn trường hợp đi vay để mua lại có bị hạn chế hay không?
Cần luật chơi rõ ràng
Muốn mua lại, công ty phải không rơi vào một trong các trường hợp sau: đang bị lỗ, tỷ lệ nợ quá hạn quá cao, đang trong quá trình chào bán cổ phiếu để tăng vốn, hoặc đang thực hiện kế hoạch chia tách cổ phiếu. Mua lại cổ phiếu được coi là “đầu tư vào chính mình”, trong khi “mình” đang lỗ thì mua lại là vô lý và gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư.
Cũng vậy, các công ty không được mua lại cổ phần từ các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban tổng giám đốc cũng như người thân của họ. Hạn chế này cũng áp dụng đối với những người nắm giữ cổ phiếu trong thời gian không được chuyển nhượng, cổ đông chi phối (ngoại trừ trường hợp nhà nước bán cổ phần để giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại doanh nghiệp).
Mua lại có một bất lợi với công ty vì nó làm giảm khả năng trả nợ cũng như hạn chế cơ hội đầu tư. Vì nếu cần vốn gấp để đầu tư nhưng lại phải đi vay thì hệ quả là tăng chi phí sử dụng vốn.
(Theo SGTT)
Tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư
Về góc độ kỹ thuật, mua lại sẽ giúp cải thiện một số chỉ số tài chính của công ty. Mua lại làm giảm lượng tiền mặt, trong khi đó tiền mặt cũng là một tài sản, điều này dẫn đến suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) tăng lên. Mua lại làm giảm số lượng cổ phần đang lưu hành nên lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) cũng tăng lên.
Xét về tổng thể, nếu nhiều công ty niêm yết mua lại cổ phiếu sẽ làm giảm đáng kể khối lượng cổ phiếu đang lưu hành, từ đó giảm áp lực pha loãng cổ phiếu do các đợt phát hành cổ phiếu ồ ạt trong năm qua. Điều này góp phần giảm bớt nguồn cung chứng khoán trên thị trường nói chung.
Nguy cơ bị lợi dụng
Tuy nhiên, xem xét diễn biến thực tế, khối lượng cổ phần do các công ty mua lại theo như được thông báo không nhiều. Như vậy quá kỳ vọng việc mua lại sẽ là một cú hích giá cổ phiếu có thể dẫn đến sai lầm. Mặt khác, trong tình hình hiện nay, các nhà đầu tư còn có thể gặp bất lợi nếu các quy định pháp luật không rõ ràng. Ví dụ có công ty nào đó đăng ký mua lại vài triệu cổ phần và những ai dựa vào thông tin này để đầu tư có thể sẽ bị thiệt nếu con số mua lại cuối cùng không phải vài triệu mà chỉ có vài trăm cổ phần. Pháp luật phải quy định rõ muốn mua lại, công ty phải chứng minh có đủ tiền. Còn trường hợp đi vay để mua lại có bị hạn chế hay không?
Cần luật chơi rõ ràng
Muốn mua lại, công ty phải không rơi vào một trong các trường hợp sau: đang bị lỗ, tỷ lệ nợ quá hạn quá cao, đang trong quá trình chào bán cổ phiếu để tăng vốn, hoặc đang thực hiện kế hoạch chia tách cổ phiếu. Mua lại cổ phiếu được coi là “đầu tư vào chính mình”, trong khi “mình” đang lỗ thì mua lại là vô lý và gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư.
Cũng vậy, các công ty không được mua lại cổ phần từ các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban tổng giám đốc cũng như người thân của họ. Hạn chế này cũng áp dụng đối với những người nắm giữ cổ phiếu trong thời gian không được chuyển nhượng, cổ đông chi phối (ngoại trừ trường hợp nhà nước bán cổ phần để giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại doanh nghiệp).
Mua lại có một bất lợi với công ty vì nó làm giảm khả năng trả nợ cũng như hạn chế cơ hội đầu tư. Vì nếu cần vốn gấp để đầu tư nhưng lại phải đi vay thì hệ quả là tăng chi phí sử dụng vốn.
(Theo SGTT)
0 Responses to Nhà đầu tư được gì khi công ty mua lại cổ phiếu?
Something to say?