Sàn cho cổ phiếu OTC
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Nhiều nhà đầu tư cho rằng việc sớm tổ chức "sàn" cho cổ phiếu (CP) chưa niêm yết sẽ góp phần lấy lại hưng phấn nơi nhà đầu tư đối với các CP này.
Một trong những điểm yếu của thị trường CP chưa niêm yết (OTC) là thiếu thông tin và chưa đảm bảo được tính minh bạch vì thế ẩn chứa những rủi ro cho nhà đầu tư.
Nhộn nhạo "cò” OTC
Đầu tháng 4-2008, giới kinh doanh CP OTC xôn xao trước thông tin một nhóm môi giới CP của thị trường này bị dính một "quả lừa" đậm, mất hơn 2 tỉ đồng tiền cọc cho một lô CP của một công ty vốn có CP thanh khoản tốt nhất trên thị trường OTC thời gian qua. Trước đó, nhóm môi giới này được một nhóm môi giới có uy tín khác rao bán lô CP này với tổng giá trị hơn 7 tỉ đồng, hai bên thỏa thuận giá cả cũng như khoản đặt cọc.
Thế nhưng, sau khi cầm sổ cổ đông và kiểm tra lại thông tin, những người mua mới bất ngờ phát hiện đây là số CP của một cổ đông lớn, chưa được phép chuyển nhượng nên đành phải bỏ của chạy lấy người.
Một số nhà đầu tư khác sau khi mua vào CP của một ngân hàng được thông báo có tỉ lệ chia thêm CP lên tới 40%, mới ngã ngửa khi biết những sổ cổ đông này không nằm trong danh sách chia CP sắp tới.
Các nhà đầu tư cũng than phiền vì một số CP OTC rất khó bán, khi bán lại bị "cò” ngắt đầu ngắt đuôi. Thậm chí nếu nhà đầu tư không nắm rõ thị trường thì "cò” sẵn sàng "lụi" giá mà khi biết cũng đành thua vì thuận mua vừa bán. Tình trạng "cò” kêu ế hàng với người muốn bán, khan hàng với người muốn mua CP là khá phổ biến. Vì vậy, một số công ty đã tự tổ chức sàn bằng cách giao cho hội đồng quản trị công ty tổ chức những sàn giao dịch mini, người cần bán hay mua thì đăng ký, nơi này sẽ kết nối nhu cầu. Thế nhưng những sàn kiểu này không thể qua nổi "cò”.
Bao giờ có sàn?
"Nếu phương án đưa thị trường này vào khuôn khổ sớm được triển khai, nhà đầu tư chẳng những tránh được nhiều rủi ro trong giao dịch mà tính thanh khoản của thị trường cũng được cải thiện, nhà đầu tư không phải quá vất vả trong việc tìm kiếm người mua hay bán CP OTC như hiện nay" - một chuyên gia nói.
Phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết đã được Bộ Tài chính phê duyệt vào năm 2007. Lộ trình đã được công bố từ cuối năm 2007 và khởi động trong tháng 3-2008 nhưng việc triển khai lại quá chậm.
Ông Trần Văn Dũng - giám đốc HaSTC - thừa nhận sớm cũng đến cuối tháng 6-2008 phương án đưa thị trường OTC vào khuôn khổ mới có thể triển khai. Hoạt động giao dịch CP của tất cả công ty đại chúng chưa niêm yết tới đây đều thực hiện thông qua hệ thống này, nhưng với số lượng các công ty khá lớn, lại phụ thuộc vào khâu lưu ký chứng khoán... nên không thể triển khai giao dịch đồng loạt mà phải có lộ trình.
HaSTC sẽ chọn một số CP của những công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứng khoán, công ty lớn... theo tiêu chí tự nguyện, có danh sách cổ đông rõ ràng và quản lý sổ cổ đông tốt... "Chúng tôi đã xây dựng danh sách mục tiêu và đang gửi thư đến những công ty này để gút danh sách" - ông Dũng cho biết.
Ngoài ra, để thực hiện giao dịch, nhà đầu tư phải mở tài khoản tại công ty chứng khoán và ký quĩ đầy đủ 100% chứng khoán và tiền. Trong trường hợp đã có tài khoản giao dịch tại sàn chính thức, nhà đầu tư có thể dùng chính tài khoản này để giao dịch. Tuy nhiên đến nay, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nhà nước cũng như HaSTC đều cho biết chưa có kết luận cuối cùng về biên độ giao dịch là bao nhiêu. "Chúng tôi đã đề xuất biên độ là +/-20% nhưng vẫn chờ sự thông qua của lãnh đạo" - ông Dũng nói.
* Đã có trên 920 công ty đại chúng
Theo Ủy ban Chứng khoán nhà nước, tính đến ngày 25-4, đã có 926 công ty cổ phần đăng ký đủ điều kiện là công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Theo qui định, công ty đại chúng là các công ty cổ phần thuộc một trong ba dạng sau: đã chào bán cổ phiếu ra công chúng; đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch; có ít nhất 100 cổ đông, không kể cổ đông là tổ chức tài chính chuyên nghiệp, vốn điều lệ đã góp từ 10 tỉ đồng trở lên.
Các công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ và bất thường, phải xin phép khi phát hành cổ phiếu, lưu ký chứng khoán tại t rung tâm lưu ký, các cổ đông lớn nắm trên 5% cổ phần phải báo cáo khi giao dịch làm tỉ lệ sở hữu thay đổi quá 1%...
Các qui định trên góp phần bảo vệ nhà đầu tư cùng với việc tổ chức sàn giao dịch cho các cổ phiếu chưa niêm yết.
* Chứng khoán phải vào tài khoản
Ông Vũ Bằng - chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) - cho biết sau khi đề án quản lý này được triển khai, giao dịch ở thị trường OTC vẫn diễn ra bình thường chứ không quá phức tạp như một số ý kiến lo ngại.
Chỉ có một số điểm khác biệt là nhà đầu tư sở hữu chứng khoán muốn giao dịch phải lưu ký chứng khoán tại các thành viên lưu ký và thực hiện giao dịch tại các công ty chứng khoán. Kết quả giao dịch sẽ được tổng hợp qua HaSTC để thực hiện thanh toán bù trừ tại trung tâm lưu ký chứng khoán...
(Theo TuoiTre)
Một trong những điểm yếu của thị trường CP chưa niêm yết (OTC) là thiếu thông tin và chưa đảm bảo được tính minh bạch vì thế ẩn chứa những rủi ro cho nhà đầu tư.
Nhộn nhạo "cò” OTC
Đầu tháng 4-2008, giới kinh doanh CP OTC xôn xao trước thông tin một nhóm môi giới CP của thị trường này bị dính một "quả lừa" đậm, mất hơn 2 tỉ đồng tiền cọc cho một lô CP của một công ty vốn có CP thanh khoản tốt nhất trên thị trường OTC thời gian qua. Trước đó, nhóm môi giới này được một nhóm môi giới có uy tín khác rao bán lô CP này với tổng giá trị hơn 7 tỉ đồng, hai bên thỏa thuận giá cả cũng như khoản đặt cọc.
Thế nhưng, sau khi cầm sổ cổ đông và kiểm tra lại thông tin, những người mua mới bất ngờ phát hiện đây là số CP của một cổ đông lớn, chưa được phép chuyển nhượng nên đành phải bỏ của chạy lấy người.
Một số nhà đầu tư khác sau khi mua vào CP của một ngân hàng được thông báo có tỉ lệ chia thêm CP lên tới 40%, mới ngã ngửa khi biết những sổ cổ đông này không nằm trong danh sách chia CP sắp tới.
Các nhà đầu tư cũng than phiền vì một số CP OTC rất khó bán, khi bán lại bị "cò” ngắt đầu ngắt đuôi. Thậm chí nếu nhà đầu tư không nắm rõ thị trường thì "cò” sẵn sàng "lụi" giá mà khi biết cũng đành thua vì thuận mua vừa bán. Tình trạng "cò” kêu ế hàng với người muốn bán, khan hàng với người muốn mua CP là khá phổ biến. Vì vậy, một số công ty đã tự tổ chức sàn bằng cách giao cho hội đồng quản trị công ty tổ chức những sàn giao dịch mini, người cần bán hay mua thì đăng ký, nơi này sẽ kết nối nhu cầu. Thế nhưng những sàn kiểu này không thể qua nổi "cò”.
Bao giờ có sàn?
"Nếu phương án đưa thị trường này vào khuôn khổ sớm được triển khai, nhà đầu tư chẳng những tránh được nhiều rủi ro trong giao dịch mà tính thanh khoản của thị trường cũng được cải thiện, nhà đầu tư không phải quá vất vả trong việc tìm kiếm người mua hay bán CP OTC như hiện nay" - một chuyên gia nói.
Phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết đã được Bộ Tài chính phê duyệt vào năm 2007. Lộ trình đã được công bố từ cuối năm 2007 và khởi động trong tháng 3-2008 nhưng việc triển khai lại quá chậm.
Ông Trần Văn Dũng - giám đốc HaSTC - thừa nhận sớm cũng đến cuối tháng 6-2008 phương án đưa thị trường OTC vào khuôn khổ mới có thể triển khai. Hoạt động giao dịch CP của tất cả công ty đại chúng chưa niêm yết tới đây đều thực hiện thông qua hệ thống này, nhưng với số lượng các công ty khá lớn, lại phụ thuộc vào khâu lưu ký chứng khoán... nên không thể triển khai giao dịch đồng loạt mà phải có lộ trình.
HaSTC sẽ chọn một số CP của những công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứng khoán, công ty lớn... theo tiêu chí tự nguyện, có danh sách cổ đông rõ ràng và quản lý sổ cổ đông tốt... "Chúng tôi đã xây dựng danh sách mục tiêu và đang gửi thư đến những công ty này để gút danh sách" - ông Dũng cho biết.
Ngoài ra, để thực hiện giao dịch, nhà đầu tư phải mở tài khoản tại công ty chứng khoán và ký quĩ đầy đủ 100% chứng khoán và tiền. Trong trường hợp đã có tài khoản giao dịch tại sàn chính thức, nhà đầu tư có thể dùng chính tài khoản này để giao dịch. Tuy nhiên đến nay, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nhà nước cũng như HaSTC đều cho biết chưa có kết luận cuối cùng về biên độ giao dịch là bao nhiêu. "Chúng tôi đã đề xuất biên độ là +/-20% nhưng vẫn chờ sự thông qua của lãnh đạo" - ông Dũng nói.
* Đã có trên 920 công ty đại chúng
Theo Ủy ban Chứng khoán nhà nước, tính đến ngày 25-4, đã có 926 công ty cổ phần đăng ký đủ điều kiện là công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Theo qui định, công ty đại chúng là các công ty cổ phần thuộc một trong ba dạng sau: đã chào bán cổ phiếu ra công chúng; đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch; có ít nhất 100 cổ đông, không kể cổ đông là tổ chức tài chính chuyên nghiệp, vốn điều lệ đã góp từ 10 tỉ đồng trở lên.
Các công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ và bất thường, phải xin phép khi phát hành cổ phiếu, lưu ký chứng khoán tại t rung tâm lưu ký, các cổ đông lớn nắm trên 5% cổ phần phải báo cáo khi giao dịch làm tỉ lệ sở hữu thay đổi quá 1%...
Các qui định trên góp phần bảo vệ nhà đầu tư cùng với việc tổ chức sàn giao dịch cho các cổ phiếu chưa niêm yết.
* Chứng khoán phải vào tài khoản
Ông Vũ Bằng - chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) - cho biết sau khi đề án quản lý này được triển khai, giao dịch ở thị trường OTC vẫn diễn ra bình thường chứ không quá phức tạp như một số ý kiến lo ngại.
Chỉ có một số điểm khác biệt là nhà đầu tư sở hữu chứng khoán muốn giao dịch phải lưu ký chứng khoán tại các thành viên lưu ký và thực hiện giao dịch tại các công ty chứng khoán. Kết quả giao dịch sẽ được tổng hợp qua HaSTC để thực hiện thanh toán bù trừ tại trung tâm lưu ký chứng khoán...
(Theo TuoiTre)
0 Responses to Sàn cho cổ phiếu OTC
Something to say?