TTCK giảm có khi lại là may
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Các nhà đầu tư đã chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, tầm nhìn và khả năng suy đoán cao hơn rất nhiều sau những đợt sụt giảm của TTCK vừa qua.
Hiện nay, để tiếp tục đầu tư, nhà đầu tư đang phải tìm hiểu: biến động kinh tế thế giới, xu hướng lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thanh khoản tiền tệ, hoạt đông ngân hàng, lộ trình IPO, các chính sách mới của chính phủ, nghiên cứu sâu từng doanh nghiệp niêm yết...
Có thể nói hiện nay nhà đầu tư cần khối lượng kiến thức cơ bản, thông tin, óc suy luận rất cao mới có lòng tin, quyết tâm tiếp tục đầu tư chứng khoán.
Từ 1/2008 đến 4/2008, TTCK phân hoá mạnh, khối nhà đầu tư NN tiếp tục mua nhiều hơn bán các cổ phiếu lớn trên cả hai sàn, mục đích chính là bình quân giá, giảm lỗ, thực tế số lỗ của họ cao hơn nhiều so với tổng kết của họ.
Khối tự doanh, ngân hàng thì do nhận định VN-Index cuối 2008 sẽ là 1100 điểm nên họ đã đồng loạt mua vào khi VN-Index xuống 900. Do vậy chưa tính đến cổ phiếu cầm cố họ bán mạnh cổ phiếu tự doanh ra, không mua vào.
Còn các nhà đầu tư lớn thì mua bình quân giá từ 800-700-600 cũng đuối sức họ bắt đầu bán ra từ 600, tính ra họ cũng lỗ khoảng 40%-50% lượng tiền đầu tư...
Tính đến cuối 4/2008 đã có 5% nhà đầu tư nhỏ lẻ bị ngân hàng thu cổ phiếu cầm cố và hết sạch số tiền đầu tư. 5% nhà đầu tư mất gần hết tiền và rút ra khỏi TTCK. Thực tế giao dịch nhà đầu tư nhỏ chỉ còn 15% - 20% (trong đó 10% đã mất 60% lượng tiền đầu tư).
Băn khoăn lớn nhất của nhà đầu tư là chính sách nào để giải quyết được một số lượng lớn cổ phiếu đang cần bán sau: tiền các ngân hàng, tâp đoàn tài chính cho vay để IPO (DPM, VCB...), cổ phiếu cầm cố, cổ phiếu của tự doanh ngân hàng, tự doanh CK, tự doanh của công ty có đầu tư tài chính. Rồi băn khoăn về việc làm sao mà dung hoà được giảm lạm phát và tăng trưởng TTCKVN...
Hiên nay trường phái không giao dịch rất ít, mà chia thành hai xu thế bán và mua.
- Trường phái bán: do nhận định TTCK chỉ tăng khi lạm phát giảm, kinh tế tăng trưởng mạnh, xu hướng TT tăng rõ rệt họ mới mua vào họ cho rằng TTCK còn giảm nên bán ra. Một số bán ra để mua lại rẻ hơn tăng số đầu cổ phiếu lên, một số bán ra đầu tư vào kênh khác, nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào vàng, ngân hàng để quay vòng vốn, doanh nghiệp để đầu tư sán xuất.
Vậy làm thế nào để trường phái bán này giữ lại cổ phiếu chưa bán thì cần đến các chính sách đồng bộ của UBCK , Chính phủ., và chính các doanh nghiệp niêm yết.
- Trường phái mua: một số mua theo nhà đầu tư NN, một số đầu tư dài hạn, theo giá trị, tăng trưởng doanh nghiệp. Một số ít mua theo tăng giá đột biến của lạm phát như vật liệu tiêu dùng, vật liệu sản xuất(gạch ngói, xi măng...).
Kết quả: một số ít nhà đầu tư nắm bắt TT mạnh dạn đầu tư vào các ngành tiêu dùng, sản xuất có lãi. Còn đa số vẫn lỗ.
Khối lượng giao dịch trong phiên khớp lệnh liên tục thường rất lớn trên cả hai sàn (ngoại trù một số cổ phiếu đột biến) do nhà đầu tư xé lẻ lệnh bán hoặc mua ra, để tránh các lệnh bán lớn và mua lớn trong phiên giao dịch. Các nhà đầu tư mua gom dần dần và bán ra từ từ. Do vậy nhà đầu tư khi mua, bán cổ phiếu cần lưu ý để tránh bị làm giá, mua cao, bán thấp.
Mặc dù kinh tế thế giới còn biến động, lạm phát còn phức tạp, nhưng xu hướng TTCK từ 5/2008 có thể nhận định như sau:
- Nếu để TTCK sụt giảm quá sâu, gây tâm lý bán tháo, sụt giảm dây chuyền, TTCK sẽ có thể đổ vỡ, hoặc các nhà đầu tư mất hết niềm tin đồng loạt rút ra khỏi kênh đầu tưCK thì TTCKVN phục hồi lại rất khó và mất nhiều thời gian có thể lên đến 2-5 năm, ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và cổ phần hoá, do vậy bắt buộc UBCK phải có biên pháp nào đó hãm đà giảm, giữ TTCK không thể đổ vỡ hoặc xuống quá sâu.
- Phần lớn các doanh nghiệp niên yết vẫn tăng trưởng, một số tăng trưởng mạnh trong năm 2008.
- Sau các phiên sụt giảm mạnh, giá cổ phiếu lại đã đến ngưỡng tâm lý mua dài hạn được dẫn đến thị trường ở thế tích luỹ, không còn toàn bộ cổ phiếu dư bán sàn liên tục mà phân hoá ra thành nhiều tốp, các cổ phiếu đầu một sẽ dừng lại giao dịch thấp, cổ phiếu đầu hai, ba cân bằng hơn giữa cung và cầu, các nhóm đầu bốn trở lên có khả năng còn xuống thêm.
- Cổ phiếu được các nhà đầu tư quan tâm sẽ là cổ phiếu có báo cáo kinh doanh quý 2/2008 tốt, vì doanh nghiệp nào kinh doanh tốt trong quý hai thì sẽ có đà để kinh doanh tốt trong cả năm 2008, chú trọng vẫn là các cổ phiếu của ngành sản xuất, tiêu dùng. Từ 7/2008 có thể đầu tư vào cổ phiếu của ngành bánh kẹo, đường. (KDC,NKD,BBC,HHC,BBC) nếu giá vẫn còn thấp để đón mua trung thu, sẽ có lợi nhuận đột biến.
- Từ 4/2008 các nhận định của các tổ chức, nhà đầu tư đã sát với biến động của TTCK hơn, chuyển đối danh mục đầu tư ,thời điểm mua, bán ngày càng được nhà đầu tư tính toán kỹ càng hơn, do vậy đây là giai đoạn của đầu tư "Khôn hơn may".
(Theo ATP Vietnam)
Hiện nay, để tiếp tục đầu tư, nhà đầu tư đang phải tìm hiểu: biến động kinh tế thế giới, xu hướng lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thanh khoản tiền tệ, hoạt đông ngân hàng, lộ trình IPO, các chính sách mới của chính phủ, nghiên cứu sâu từng doanh nghiệp niêm yết...
Có thể nói hiện nay nhà đầu tư cần khối lượng kiến thức cơ bản, thông tin, óc suy luận rất cao mới có lòng tin, quyết tâm tiếp tục đầu tư chứng khoán.
Từ 1/2008 đến 4/2008, TTCK phân hoá mạnh, khối nhà đầu tư NN tiếp tục mua nhiều hơn bán các cổ phiếu lớn trên cả hai sàn, mục đích chính là bình quân giá, giảm lỗ, thực tế số lỗ của họ cao hơn nhiều so với tổng kết của họ.
Khối tự doanh, ngân hàng thì do nhận định VN-Index cuối 2008 sẽ là 1100 điểm nên họ đã đồng loạt mua vào khi VN-Index xuống 900. Do vậy chưa tính đến cổ phiếu cầm cố họ bán mạnh cổ phiếu tự doanh ra, không mua vào.
Còn các nhà đầu tư lớn thì mua bình quân giá từ 800-700-600 cũng đuối sức họ bắt đầu bán ra từ 600, tính ra họ cũng lỗ khoảng 40%-50% lượng tiền đầu tư...
Tính đến cuối 4/2008 đã có 5% nhà đầu tư nhỏ lẻ bị ngân hàng thu cổ phiếu cầm cố và hết sạch số tiền đầu tư. 5% nhà đầu tư mất gần hết tiền và rút ra khỏi TTCK. Thực tế giao dịch nhà đầu tư nhỏ chỉ còn 15% - 20% (trong đó 10% đã mất 60% lượng tiền đầu tư).
Băn khoăn lớn nhất của nhà đầu tư là chính sách nào để giải quyết được một số lượng lớn cổ phiếu đang cần bán sau: tiền các ngân hàng, tâp đoàn tài chính cho vay để IPO (DPM, VCB...), cổ phiếu cầm cố, cổ phiếu của tự doanh ngân hàng, tự doanh CK, tự doanh của công ty có đầu tư tài chính. Rồi băn khoăn về việc làm sao mà dung hoà được giảm lạm phát và tăng trưởng TTCKVN...
Hiên nay trường phái không giao dịch rất ít, mà chia thành hai xu thế bán và mua.
- Trường phái bán: do nhận định TTCK chỉ tăng khi lạm phát giảm, kinh tế tăng trưởng mạnh, xu hướng TT tăng rõ rệt họ mới mua vào họ cho rằng TTCK còn giảm nên bán ra. Một số bán ra để mua lại rẻ hơn tăng số đầu cổ phiếu lên, một số bán ra đầu tư vào kênh khác, nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào vàng, ngân hàng để quay vòng vốn, doanh nghiệp để đầu tư sán xuất.
Vậy làm thế nào để trường phái bán này giữ lại cổ phiếu chưa bán thì cần đến các chính sách đồng bộ của UBCK , Chính phủ., và chính các doanh nghiệp niêm yết.
- Trường phái mua: một số mua theo nhà đầu tư NN, một số đầu tư dài hạn, theo giá trị, tăng trưởng doanh nghiệp. Một số ít mua theo tăng giá đột biến của lạm phát như vật liệu tiêu dùng, vật liệu sản xuất(gạch ngói, xi măng...).
Kết quả: một số ít nhà đầu tư nắm bắt TT mạnh dạn đầu tư vào các ngành tiêu dùng, sản xuất có lãi. Còn đa số vẫn lỗ.
Khối lượng giao dịch trong phiên khớp lệnh liên tục thường rất lớn trên cả hai sàn (ngoại trù một số cổ phiếu đột biến) do nhà đầu tư xé lẻ lệnh bán hoặc mua ra, để tránh các lệnh bán lớn và mua lớn trong phiên giao dịch. Các nhà đầu tư mua gom dần dần và bán ra từ từ. Do vậy nhà đầu tư khi mua, bán cổ phiếu cần lưu ý để tránh bị làm giá, mua cao, bán thấp.
Mặc dù kinh tế thế giới còn biến động, lạm phát còn phức tạp, nhưng xu hướng TTCK từ 5/2008 có thể nhận định như sau:
- Nếu để TTCK sụt giảm quá sâu, gây tâm lý bán tháo, sụt giảm dây chuyền, TTCK sẽ có thể đổ vỡ, hoặc các nhà đầu tư mất hết niềm tin đồng loạt rút ra khỏi kênh đầu tưCK thì TTCKVN phục hồi lại rất khó và mất nhiều thời gian có thể lên đến 2-5 năm, ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và cổ phần hoá, do vậy bắt buộc UBCK phải có biên pháp nào đó hãm đà giảm, giữ TTCK không thể đổ vỡ hoặc xuống quá sâu.
- Phần lớn các doanh nghiệp niên yết vẫn tăng trưởng, một số tăng trưởng mạnh trong năm 2008.
- Sau các phiên sụt giảm mạnh, giá cổ phiếu lại đã đến ngưỡng tâm lý mua dài hạn được dẫn đến thị trường ở thế tích luỹ, không còn toàn bộ cổ phiếu dư bán sàn liên tục mà phân hoá ra thành nhiều tốp, các cổ phiếu đầu một sẽ dừng lại giao dịch thấp, cổ phiếu đầu hai, ba cân bằng hơn giữa cung và cầu, các nhóm đầu bốn trở lên có khả năng còn xuống thêm.
- Cổ phiếu được các nhà đầu tư quan tâm sẽ là cổ phiếu có báo cáo kinh doanh quý 2/2008 tốt, vì doanh nghiệp nào kinh doanh tốt trong quý hai thì sẽ có đà để kinh doanh tốt trong cả năm 2008, chú trọng vẫn là các cổ phiếu của ngành sản xuất, tiêu dùng. Từ 7/2008 có thể đầu tư vào cổ phiếu của ngành bánh kẹo, đường. (KDC,NKD,BBC,HHC,BBC) nếu giá vẫn còn thấp để đón mua trung thu, sẽ có lợi nhuận đột biến.
- Từ 4/2008 các nhận định của các tổ chức, nhà đầu tư đã sát với biến động của TTCK hơn, chuyển đối danh mục đầu tư ,thời điểm mua, bán ngày càng được nhà đầu tư tính toán kỹ càng hơn, do vậy đây là giai đoạn của đầu tư "Khôn hơn may".
(Theo ATP Vietnam)
0 Responses to TTCK giảm có khi lại là may
Something to say?