Chứng khoán tuần qua: Sụt giá thê thảm ngoài dự đoán
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Nhìn chung thị trường trong tuần bị đè nén bởi toàn những thông tin tiêu cực, chỉ số giá giảm mạnh qua các phiên giao dịch (trừ ngày 19/02 giảm nhẹ). VN-Index giảm mạnh tuần này nằm ngoài dự đoán của nhiều nhà đầu tư. Khan hiếm tiền đồng trầm trọng và phản ứng tâm lý bi quan đối với rủi ro chính sách và rủi ro hệ thống là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sụt giảm của chỉ số giá thị trường.
Kết thúc một tuần giao dịch đầy biến động với chỉ số giá đạt 687.1 điểm, mất 128.93 điểm (tương ứng 15.8%) so với cuối tuần trước. Khối lượng giao dịch bình quân hơn 11 triệu cổ phiếu (tăng khoảng 64% so với bình quân tuần trước), giá trị đạt khoảng trên 750 tỷ đồng (tăng trên 46% so với bình quân tuần trước). Mặc dù giá sụt giảm mạnh nhưng khối lượng và giá trị giao dịch tăng mạnh cũng là dấu hiệu đáng mừng đối với tình hình thị trường hiện nay.
Ngay phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index đã phản ứng mạnh mẽ với thông tin bắt buộc mua tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước bằng việc tự phá ngưỡng 800 được cho là có sự hỗ trợ khá mạnh để bắt đầu hành trình dò tìm đáy mới và kết thúc tại mức 782.57 điểm với lượng dư bán ngập tràn bảng điện tử, các nhà đầu tư bắt đầu hoang mang nhưng vẫn kỳ vọng VN-Index khó lọt xuống mức 800 và vẫn mua vào nhẹ, nhưng điều này nhanh chóng bị dập tắt hoàn toàn khi một loạt phiên sau đó xuất hiện rất nhiều lệnh bán lớn với giá sàn, bên cạnh những thông tin không mấy sáng sủa như khuyến cáo không nên mua vào thời điểm này của HSBC, nghiên cứu và cảnh báo những khả năng khủng hoảng xảy ra mà VN có đến 8/10 dấu hiệu của thời kỳ khủng hoảng kinh tế Thái Lan năm 1997, tình trạng nhập siêu của VN, chính sách siết chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, mức độ dồn dập của các thông tin tiêu cực khiến cho các nhà đầu tư không thể nào “tiêu hoá” hết cùng lúc do đó trạng thái tâm lý từ hoang mang lo lắng chuyển sang trạng thái sụp đổ niềm tin, nhà đầu tư như đang ngồi trên con thuyền chìm dần giữa biển khơi mà không có ai cứu, họ đau đớn và cố gắng bơi vào bờ nhưng bản thân họ bất lực, biển mênh mông quá! nhà đầu tư cũng vậy, lúc đầu thấy giá giảm thấp hơn cả trong suy nghĩ và mong đợi nên đã mua vào, ngay cả những người thận trọng nhất cũng mua dần nhưng giá cứ giảm mãi và đến lúc họ cũng cạn sạch tiền, lượng cầu cứ yếu dần trong khi lượng cung ứng cổ phiếu gia tăng chóng mặt với lượng phát hành thêm, niêm yết mới, IPO, tăng vốn …họ đã mất hẳn niềm tin và đau xót bán ra tránh không để lỗ thêm nữa.
Một nguồn vốn khác đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng bị chặn lại đó là nghiệp vụ Repo và cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng khoán,... của các công ty chứng khoán đối với khách hàng. Ngân hàng còn đang thiếu vốn trầm trọng nên các công ty chứng khoán cũng gặp khó khăn và không những không tìm ra được nguồn vốn nào khác để cho vay, mà khi thị trường giảm giá, cổ phiếu sụt giảm đến mức quy định, các công ty chứng khoán còn yêu cầu nhà đầu tư nộp bổ sung tiền vào. Chính những điều này khiến cho các nhà đầu tư đồng thời phải bán ra cổ phiếu khiến giá cứ giảm theo từng ngày.
Theo dõi sự thay đổi của tỷ giá USD/VND, ta thấy tỷ giá đã giảm 0.14% (ngày 22/02 so với 04/02) và biên độ giữa mua và bán ngày càng gần nhau hơn cho thấy sự thờ ơ trong việc thu đổi ngoại tệ, điều này là dễ hiểu khi lạm phát đang tăng cao, USD mất giá và lượng dự trữ ngoại hối của VN cũng đã khá nhiều. Đây cũng là một khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc mua bán chứng khoán.
Nhìn chung, thị trường trong tuần không có yếu tố nào đủ mạnh để hỗ trợ nhằm chặn đứng đà giảm giá, lúc mà các nhà đầu tư trở nên mất niềm tin thì bắt đầu xuất hiện một vài thông tin tích cực hơn. Các phiên trong tuần diễn ra với cùng khuôn mẫu là bên bán làm chủ, bên mua ngày càng yếu dần qua thời gian, nhưng người viết cảm nhận phiên cuối tuần là một ngày giao dịch đặc biệt nhất với nhiều kịch tính cũng như khả năng lấy lại sự bình tĩnh và mong muốn phục hồi niềm tin cho nhà đầu tư.
Ngày 22/02/2008 mở đầu đợt 1 với hàng loạt lệnh bán lớn với giá sàn được tung ra, vẫn giống những phiên trước trong tuần do các nhà đầu tư dường như cạn tiền và không có nguồn tiền nào khác để bổ sung ngoài việc tự tạo tiền ngay tại danh mục đầu tư của họ, đó là nguyên nhân được giải thích tại sao lượng bán ra lại khổng lồ. Tuy nhiên, thị trường đã có dấu hiệu tích cực hơn khi Ngân hàng Nhà nước đã cung ra 30,000 tỷ đồng trong tuần cộng với việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước bằng ngoại tệ (mở đầu là Morgan Stanley), đang xem xét cho nhà đầu tư sử dụng tài khoản ký quỹ trong mua bán chứng khoán và các nhà đầu tư kỳ vọng vào những thông tin tích cực hơn sẽ được công bố sắp tới sau cuộc họp bàn vừa qua của các cơ quan quản lý và cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tuần nên các tổ chức lớn cần phải mua lại cổ phiếu để bảo đảm cân bằng danh mục sau khi bán mạnh ra những ngày gần đây.
Điểm sáng của thị trường không thể không nhắc đến STB, SSI và DPM, mà điển hình nhất là STB. Ngay từ đầu và kéo dài đến hết đợt 1, toàn các lệnh bán sàn STB với khối lượng cực khủng, đến giữa đợt 2 đã tăng lượng dư bán lên hơn 1 triệu cổ phiếu trong khi gần như không có dư mua, trong lúc thị trường trở nên bi quan và mất niềm tin vì STB cũng là một trong những cổ phiếu định hướng thị trường, thì có lệnh lớn quét sạch số cổ phiếu bán sàn khiến cho giao dịch trở nên sôi động và hấp dẫn hơn. Nhưng điều này có vẻ bất lợi cho nhóm đã treo bán trên 1 triệu cổ phiếu với giá sàn đã quá lộ liễu khiến cho tổ chức khác nắm bắt được ý đồ và chặn ngay lệnh mua sàn cũng với khối lượng lớn khiến cho kế hoạch mua sàn bị phá vỡ và đây là phiên giao dịch cuối tuần đồng thời các tổ chức lớn cũng đã đoán được một phần sẽ có thông tin tốt sắp công bố, nên cần cơ cấu lại danh mục ngay đợt 3 này vì thế họ buộc phải mua lại với giá cao hơn mức đã bán (do bị chặn mua lớn ở giá sàn). Đó là lý do khiến cho STB quay đầu vượt qua giá sàn vào đợt 2 và đợt 3 hôm nay.
Theo chân STB, đồng thời với lượng mua cực lớn DPM giữ được giá tham chiếu, nhiều mã khác cũng quay đầu và có những mã xuất hiện lượng dư mua giá trần, sự sụt giảm vẫn lớn nhưng đã bớt nhiều cùng với sự giằng co quanh mốc 680 cho thấy nhà đầu tư đã phần nào lấy lại được niềm tin và đây cũng là mức giá hợp lý để đầu tư.
Trong tình hình thị trường khan hiếm tiền như hiện nay, nhưng khối lượng giao dịch vẫn khá cao chứng tỏ có một lượng lớn số người bán ra những ngày trước và bây giờ mua lại với mức thấp hơn, điều này cho thấy họ vừa phải cân đối lại danh mục vừa có những thông tin và phân tích cho thấy có khả năng thị trường sẽ quay đầu nên gia tăng mua mạnh mẽ ở nhiều mã cổ phiếu vào phiên cuối tuần.
Vào cuối tuần VN-Index giảm, tuy nhiên có thể thấy chỉ số giá lúc đóng cửa có sự gia tăng so với lúc mở cửa, khối lượng giao dịch tăng cao hơn phiên trước cùng với tâm lý thường khi nhiều phiên liên tiếp giảm mạnh sẽ có những phiên phục hồi nhằm lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư.
Tóm lại sự sụt giảm hiện nay là do mất niềm tin vào chính sách và sự thiếu hụt tiền trầm trọng nên cần chú trọng giải quyết 2 vấn đề này, thị trường sẽ tự nó điều chỉnh.
Việc các công ty niêm yết tích cực mua lại cổ phiếu cũng là một tín hiệu đáng mừng, đặc biệt là thông tin Chủ Tịch HĐQT STB mua lại 2 triệu cổ phiếu từ ngày 25/02 cùng với nhiều tổ chức khác mua vào cổ phiếu như VHG, TDH… và việc trả cổ tức bằng tiền mặt nhiều hơn cũng làm dịu bớt phần nào nỗi lòng nhà đầu tư hiện nay.
Về cơ bản, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt, cùng với sự năng động và hấp dẫn vốn có, chỉ cần kiểm soát được lạm phát thì vẫn thoả mãn yêu cầu các nhà đầu tư đặt ra, và vừa rồi đã diễn ra cuộc họp bàn về những chính sách nên dự đoán nếu trong tuần có những thông tin thật sự tích cực và đủ mạnh sẽ tạo điểm tựa cho thị trường quay đầu sau nhiều phiên mất điểm. Tuy nhiên nếu vẫn chưa có sự tham gia hỗ trợ mạnh mẽ từ phía cơ quan quản lý, thì không biết thị trường sẽ lao dốc không phanh đến điểm nào nữa. Mặc dù thế, niềm tin về một chính sách mới hợp lý và giải quyết được những tồn tại hiện nay là rất lớn.
Để xuất hướng đầu tư
Sau một tuần khủng hoảng tâm lý khi chỉ số thị trường chung giảm mạnh hơn 15%, tâm lý của nhà đầu tư đã phần nào hồi phục vào ngày giao dịch cuối trong tuần khi khối lượng giao dịch đã lớn hơn nhiều và có nhiều cổ phiếu lớn chặn được đà giảm giá sàn.
Khối lượng short (bán trước mua sau) cũng đã được thực hiện khá nhiều trong những ngày cuối tuần khi VN-Index phá đáy lần trước 764.1 và khối lượng này rất có thể cần được mua lại vào đầu tuần sau nếu như thị trường có những tín hiệu tích cực.
Hai ngày nghỉ cuối tuần là đủ dài để các nhà đầu tư bình tĩnh đánh giá tình hình và xem xét lại chiến lược kinh doanh cổ phiếu. Trong trường hợp các cấp quản lý nghiêm túc thực hiện các biện pháp đã đề xuất nhằm giải quyết các khó khăn trên thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng cũng như trấn an tâm lý các nhà đầu tư thì có nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ phục hồi tương đối vào tuần sau.
Tuy nhiên, các rủi ro vẫn còn nhiều đối với thị trường chứng khoán cả về ngắn hạn lẫn trung hạn như mất cân đối cung cầu, sự tham gia bị hạn chế của nhà đầu tư nước ngoài, sự thoái vốn ồ ạt của các đại cổ đông, các quỹ, sự suy giảm lợi nhuận của các cổ phiếu lớn – đặc biệt là các cổ phiếu phụ thuộc nhiều vào đầu tư tài chính, vv..vv vẫn chưa được giải quyết hết, vì vậy cho dù VN-Index có hồi phục thì sự hồi phục cũng khó mà kỳ vọng là mạnh mẽ.
1. Trong trường hợp thị trường có diễn biến tích cực, có động thái hỗ trợ được xác nhận rõ ràng từ phía các nhà quản lý, nhà đầu tư phản ứng lạc quan, giao dịch tốt từ đầu tuần với sự lên giá và khối lượng giao dịch mạnh của các blue-chips, các nhà đầu tư có thể xem xét mua vào các cổ phiếu có cơ bản tốt, giá trị giao dịch ở mức khá nhằm đón đầu quá trình đầu cơ giá lên;
2. Trong trường hợp thị trường tiếp tục diễn biến xấu như tuần trước, hoặc đi ngang với giao dịch thấp, hành động hợp lý là giảm giao dịch để chờ các tín hiệu tốt hơn lên.
3. Các lưu ý cụ thể:
- Không nên tranh mua giá cao, và nên theo dõi kỹ diễn biến giao dịch để mua được giá tương đương hoặc thấp hơn mức giá hôm Thứ Sáu 22/2/2008;
- Nên tránh mua và nắm giữ các cổ phiếu chủ yếu thu lợi nhuận từ đầu tư tài chính;
- Nên tránh mua và nắm giữ các cổ phiếu kém thanh khoản, cổ phiếu có các chỉ số thông dụng như P/E, thị giá,… quá cao so với bình quân chung của thị trường;
- Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ đa số danh mục là cổ phiếu thì nên bán ra ở các phiên tăng giá để có được danh mục cân bằng hơn, không nên quá kỳ vọng vào một uptrend mạnh.
(Theo VietStock)
Kết thúc một tuần giao dịch đầy biến động với chỉ số giá đạt 687.1 điểm, mất 128.93 điểm (tương ứng 15.8%) so với cuối tuần trước. Khối lượng giao dịch bình quân hơn 11 triệu cổ phiếu (tăng khoảng 64% so với bình quân tuần trước), giá trị đạt khoảng trên 750 tỷ đồng (tăng trên 46% so với bình quân tuần trước). Mặc dù giá sụt giảm mạnh nhưng khối lượng và giá trị giao dịch tăng mạnh cũng là dấu hiệu đáng mừng đối với tình hình thị trường hiện nay.
Ngay phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index đã phản ứng mạnh mẽ với thông tin bắt buộc mua tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước bằng việc tự phá ngưỡng 800 được cho là có sự hỗ trợ khá mạnh để bắt đầu hành trình dò tìm đáy mới và kết thúc tại mức 782.57 điểm với lượng dư bán ngập tràn bảng điện tử, các nhà đầu tư bắt đầu hoang mang nhưng vẫn kỳ vọng VN-Index khó lọt xuống mức 800 và vẫn mua vào nhẹ, nhưng điều này nhanh chóng bị dập tắt hoàn toàn khi một loạt phiên sau đó xuất hiện rất nhiều lệnh bán lớn với giá sàn, bên cạnh những thông tin không mấy sáng sủa như khuyến cáo không nên mua vào thời điểm này của HSBC, nghiên cứu và cảnh báo những khả năng khủng hoảng xảy ra mà VN có đến 8/10 dấu hiệu của thời kỳ khủng hoảng kinh tế Thái Lan năm 1997, tình trạng nhập siêu của VN, chính sách siết chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, mức độ dồn dập của các thông tin tiêu cực khiến cho các nhà đầu tư không thể nào “tiêu hoá” hết cùng lúc do đó trạng thái tâm lý từ hoang mang lo lắng chuyển sang trạng thái sụp đổ niềm tin, nhà đầu tư như đang ngồi trên con thuyền chìm dần giữa biển khơi mà không có ai cứu, họ đau đớn và cố gắng bơi vào bờ nhưng bản thân họ bất lực, biển mênh mông quá! nhà đầu tư cũng vậy, lúc đầu thấy giá giảm thấp hơn cả trong suy nghĩ và mong đợi nên đã mua vào, ngay cả những người thận trọng nhất cũng mua dần nhưng giá cứ giảm mãi và đến lúc họ cũng cạn sạch tiền, lượng cầu cứ yếu dần trong khi lượng cung ứng cổ phiếu gia tăng chóng mặt với lượng phát hành thêm, niêm yết mới, IPO, tăng vốn …họ đã mất hẳn niềm tin và đau xót bán ra tránh không để lỗ thêm nữa.
Một nguồn vốn khác đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng bị chặn lại đó là nghiệp vụ Repo và cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng khoán,... của các công ty chứng khoán đối với khách hàng. Ngân hàng còn đang thiếu vốn trầm trọng nên các công ty chứng khoán cũng gặp khó khăn và không những không tìm ra được nguồn vốn nào khác để cho vay, mà khi thị trường giảm giá, cổ phiếu sụt giảm đến mức quy định, các công ty chứng khoán còn yêu cầu nhà đầu tư nộp bổ sung tiền vào. Chính những điều này khiến cho các nhà đầu tư đồng thời phải bán ra cổ phiếu khiến giá cứ giảm theo từng ngày.
Theo dõi sự thay đổi của tỷ giá USD/VND, ta thấy tỷ giá đã giảm 0.14% (ngày 22/02 so với 04/02) và biên độ giữa mua và bán ngày càng gần nhau hơn cho thấy sự thờ ơ trong việc thu đổi ngoại tệ, điều này là dễ hiểu khi lạm phát đang tăng cao, USD mất giá và lượng dự trữ ngoại hối của VN cũng đã khá nhiều. Đây cũng là một khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc mua bán chứng khoán.
Nhìn chung, thị trường trong tuần không có yếu tố nào đủ mạnh để hỗ trợ nhằm chặn đứng đà giảm giá, lúc mà các nhà đầu tư trở nên mất niềm tin thì bắt đầu xuất hiện một vài thông tin tích cực hơn. Các phiên trong tuần diễn ra với cùng khuôn mẫu là bên bán làm chủ, bên mua ngày càng yếu dần qua thời gian, nhưng người viết cảm nhận phiên cuối tuần là một ngày giao dịch đặc biệt nhất với nhiều kịch tính cũng như khả năng lấy lại sự bình tĩnh và mong muốn phục hồi niềm tin cho nhà đầu tư.
Ngày 22/02/2008 mở đầu đợt 1 với hàng loạt lệnh bán lớn với giá sàn được tung ra, vẫn giống những phiên trước trong tuần do các nhà đầu tư dường như cạn tiền và không có nguồn tiền nào khác để bổ sung ngoài việc tự tạo tiền ngay tại danh mục đầu tư của họ, đó là nguyên nhân được giải thích tại sao lượng bán ra lại khổng lồ. Tuy nhiên, thị trường đã có dấu hiệu tích cực hơn khi Ngân hàng Nhà nước đã cung ra 30,000 tỷ đồng trong tuần cộng với việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước bằng ngoại tệ (mở đầu là Morgan Stanley), đang xem xét cho nhà đầu tư sử dụng tài khoản ký quỹ trong mua bán chứng khoán và các nhà đầu tư kỳ vọng vào những thông tin tích cực hơn sẽ được công bố sắp tới sau cuộc họp bàn vừa qua của các cơ quan quản lý và cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tuần nên các tổ chức lớn cần phải mua lại cổ phiếu để bảo đảm cân bằng danh mục sau khi bán mạnh ra những ngày gần đây.
Điểm sáng của thị trường không thể không nhắc đến STB, SSI và DPM, mà điển hình nhất là STB. Ngay từ đầu và kéo dài đến hết đợt 1, toàn các lệnh bán sàn STB với khối lượng cực khủng, đến giữa đợt 2 đã tăng lượng dư bán lên hơn 1 triệu cổ phiếu trong khi gần như không có dư mua, trong lúc thị trường trở nên bi quan và mất niềm tin vì STB cũng là một trong những cổ phiếu định hướng thị trường, thì có lệnh lớn quét sạch số cổ phiếu bán sàn khiến cho giao dịch trở nên sôi động và hấp dẫn hơn. Nhưng điều này có vẻ bất lợi cho nhóm đã treo bán trên 1 triệu cổ phiếu với giá sàn đã quá lộ liễu khiến cho tổ chức khác nắm bắt được ý đồ và chặn ngay lệnh mua sàn cũng với khối lượng lớn khiến cho kế hoạch mua sàn bị phá vỡ và đây là phiên giao dịch cuối tuần đồng thời các tổ chức lớn cũng đã đoán được một phần sẽ có thông tin tốt sắp công bố, nên cần cơ cấu lại danh mục ngay đợt 3 này vì thế họ buộc phải mua lại với giá cao hơn mức đã bán (do bị chặn mua lớn ở giá sàn). Đó là lý do khiến cho STB quay đầu vượt qua giá sàn vào đợt 2 và đợt 3 hôm nay.
Theo chân STB, đồng thời với lượng mua cực lớn DPM giữ được giá tham chiếu, nhiều mã khác cũng quay đầu và có những mã xuất hiện lượng dư mua giá trần, sự sụt giảm vẫn lớn nhưng đã bớt nhiều cùng với sự giằng co quanh mốc 680 cho thấy nhà đầu tư đã phần nào lấy lại được niềm tin và đây cũng là mức giá hợp lý để đầu tư.
Trong tình hình thị trường khan hiếm tiền như hiện nay, nhưng khối lượng giao dịch vẫn khá cao chứng tỏ có một lượng lớn số người bán ra những ngày trước và bây giờ mua lại với mức thấp hơn, điều này cho thấy họ vừa phải cân đối lại danh mục vừa có những thông tin và phân tích cho thấy có khả năng thị trường sẽ quay đầu nên gia tăng mua mạnh mẽ ở nhiều mã cổ phiếu vào phiên cuối tuần.
Vào cuối tuần VN-Index giảm, tuy nhiên có thể thấy chỉ số giá lúc đóng cửa có sự gia tăng so với lúc mở cửa, khối lượng giao dịch tăng cao hơn phiên trước cùng với tâm lý thường khi nhiều phiên liên tiếp giảm mạnh sẽ có những phiên phục hồi nhằm lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư.
Tóm lại sự sụt giảm hiện nay là do mất niềm tin vào chính sách và sự thiếu hụt tiền trầm trọng nên cần chú trọng giải quyết 2 vấn đề này, thị trường sẽ tự nó điều chỉnh.
Việc các công ty niêm yết tích cực mua lại cổ phiếu cũng là một tín hiệu đáng mừng, đặc biệt là thông tin Chủ Tịch HĐQT STB mua lại 2 triệu cổ phiếu từ ngày 25/02 cùng với nhiều tổ chức khác mua vào cổ phiếu như VHG, TDH… và việc trả cổ tức bằng tiền mặt nhiều hơn cũng làm dịu bớt phần nào nỗi lòng nhà đầu tư hiện nay.
Về cơ bản, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt, cùng với sự năng động và hấp dẫn vốn có, chỉ cần kiểm soát được lạm phát thì vẫn thoả mãn yêu cầu các nhà đầu tư đặt ra, và vừa rồi đã diễn ra cuộc họp bàn về những chính sách nên dự đoán nếu trong tuần có những thông tin thật sự tích cực và đủ mạnh sẽ tạo điểm tựa cho thị trường quay đầu sau nhiều phiên mất điểm. Tuy nhiên nếu vẫn chưa có sự tham gia hỗ trợ mạnh mẽ từ phía cơ quan quản lý, thì không biết thị trường sẽ lao dốc không phanh đến điểm nào nữa. Mặc dù thế, niềm tin về một chính sách mới hợp lý và giải quyết được những tồn tại hiện nay là rất lớn.
Để xuất hướng đầu tư
Sau một tuần khủng hoảng tâm lý khi chỉ số thị trường chung giảm mạnh hơn 15%, tâm lý của nhà đầu tư đã phần nào hồi phục vào ngày giao dịch cuối trong tuần khi khối lượng giao dịch đã lớn hơn nhiều và có nhiều cổ phiếu lớn chặn được đà giảm giá sàn.
Khối lượng short (bán trước mua sau) cũng đã được thực hiện khá nhiều trong những ngày cuối tuần khi VN-Index phá đáy lần trước 764.1 và khối lượng này rất có thể cần được mua lại vào đầu tuần sau nếu như thị trường có những tín hiệu tích cực.
Hai ngày nghỉ cuối tuần là đủ dài để các nhà đầu tư bình tĩnh đánh giá tình hình và xem xét lại chiến lược kinh doanh cổ phiếu. Trong trường hợp các cấp quản lý nghiêm túc thực hiện các biện pháp đã đề xuất nhằm giải quyết các khó khăn trên thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng cũng như trấn an tâm lý các nhà đầu tư thì có nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ phục hồi tương đối vào tuần sau.
Tuy nhiên, các rủi ro vẫn còn nhiều đối với thị trường chứng khoán cả về ngắn hạn lẫn trung hạn như mất cân đối cung cầu, sự tham gia bị hạn chế của nhà đầu tư nước ngoài, sự thoái vốn ồ ạt của các đại cổ đông, các quỹ, sự suy giảm lợi nhuận của các cổ phiếu lớn – đặc biệt là các cổ phiếu phụ thuộc nhiều vào đầu tư tài chính, vv..vv vẫn chưa được giải quyết hết, vì vậy cho dù VN-Index có hồi phục thì sự hồi phục cũng khó mà kỳ vọng là mạnh mẽ.
1. Trong trường hợp thị trường có diễn biến tích cực, có động thái hỗ trợ được xác nhận rõ ràng từ phía các nhà quản lý, nhà đầu tư phản ứng lạc quan, giao dịch tốt từ đầu tuần với sự lên giá và khối lượng giao dịch mạnh của các blue-chips, các nhà đầu tư có thể xem xét mua vào các cổ phiếu có cơ bản tốt, giá trị giao dịch ở mức khá nhằm đón đầu quá trình đầu cơ giá lên;
2. Trong trường hợp thị trường tiếp tục diễn biến xấu như tuần trước, hoặc đi ngang với giao dịch thấp, hành động hợp lý là giảm giao dịch để chờ các tín hiệu tốt hơn lên.
3. Các lưu ý cụ thể:
- Không nên tranh mua giá cao, và nên theo dõi kỹ diễn biến giao dịch để mua được giá tương đương hoặc thấp hơn mức giá hôm Thứ Sáu 22/2/2008;
- Nên tránh mua và nắm giữ các cổ phiếu chủ yếu thu lợi nhuận từ đầu tư tài chính;
- Nên tránh mua và nắm giữ các cổ phiếu kém thanh khoản, cổ phiếu có các chỉ số thông dụng như P/E, thị giá,… quá cao so với bình quân chung của thị trường;
- Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ đa số danh mục là cổ phiếu thì nên bán ra ở các phiên tăng giá để có được danh mục cân bằng hơn, không nên quá kỳ vọng vào một uptrend mạnh.
(Theo VietStock)
0 Responses to Chứng khoán tuần qua: Sụt giá thê thảm ngoài dự đoán
Something to say?