'Giá tâm lý' là nguyên nhân đánh chìm Vn-Index
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Chuyên gia kinh tế tại TP HCM Nguyễn Ngọc Bích cho rằng, chính yếu tố tâm lý mua theo bảng xanh điện tử và bán theo bảng đỏ của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đã đẩy Vn-Index liên tục rớt trong thời gian gần đây, thê thảm nhất là kết quả 3 phiên giao dịch ngày thứ 4, 5, 6 tuần này.
Đối với các chuyên gia chứng khoán, chuyện Vn-Index lần đầu tiên rơi khỏi ngưỡng hỗ trợ 700 điểm kể từ năm 2006 đến nay là điều đã được dự báo trước.
"Ở nước ngoài, nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu căn cứ vào hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời của công ty phát hành. Còn nhà đầu tư Việt Nam thì chỉ nhìn vào bảng điện tử để đặt lệnh mua", ông Bích cho rằng, sự khác biệt cơ bản này là nguyên nhân chính yếu khiến hàn thử biểu sàn chứng khoán trong nước nếu đã đi xuống sẽ rơi một mạch.
Ông Bích nhận xét, "giá tâm lý", mua bán theo phong trào giải thích cho tình trạng khi bảng điện tử toàn một màu đỏ, dư mua sạch trơn trong khi dư bán dày đặc. Hoảng hốt vì hầu hết blue-chip đi xuống, nhà đầu tư bán tống bán tháo để cắt lỗ. Cung càng nhiều, giá lại càng giảm, nhà đầu tư càng sợ càng tung lệnh bán - như một quy luật xoay vòng có mối quan hệ nhân quả với nhau. Thị trường chứng khoán không "đỡ" được lượng bán quá nhiều đã tạo thành vùng trũng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư.
"Nhiệt độ" xuống thấp của Vn-Index hiện tại, theo ông Bích, không thể có tác động cứu vãn nào tốt hơn là chính bản thân các nhà đầu tư phải hành động. Ông nói: "Chỉ có một cách để cắt mạch giảm liên tục và nâng Vn-Index lên là dừng bán, tăng mua. Đây là thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu".
Thời kỳ khai sinh thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2000 đến 2003, Vn-Index chỉ quanh quẩn trong khoảng 150 đến 300 điểm vì thiếu cả người bán lẫn mua.
Phải cuối 2005, Vn-Index mới vượt lên đến 350 điểm rồi lấy đà tạo sức bật phát triển trong năm 2006, hơi khựng lại nhưng vẫn tiến vào 2007 với mốc điểm 750, rồi 900 và vượt qua 1.000 điểm.
Ngày 22/2, Vn-Index lần đầu tiên trong vòng hai năm qua tụt khỏi ngưỡng 700 điểm, ghi dấu "ngày thứ 6 đen tối" cho chứng khoán Việt Nam.
Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Đại Việt Lâm Minh Chánh cũng đồng tình quan điểm này. Ông nói rằng, chỉ số chứng khoán Việt Nam sẽ còn tiếp tục đi xuống nếu nhà đầu tư không ngừng bán ra và mạnh dạn mua vào. Thực chất, Vn-Index ở 680 điểm như hôm nay hay hơn 1.000 điểm trong những ngày vàng son, thì chịu thiệt hay được lợi chính là người mua chứ không phải công ty phát hành cổ phiếu.
Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT SG Invest Group nhận định, nhà đầu tư đang hoảng loạn. Song nếu bán tháo cổ phiếu thì phần thiệt thòi chạy hết vào nhà đầu tư. Ông Tâm kêu gọi nhà đầu tư phải bình tĩnh và xem khi chỉ số thị trường đi xuống là dịp để sàn chứng khoán lọc bớt những nhà đầu tư nhỏ, không chuyên nghiệp, thiếu bản lĩnh.
"Hiện tại có nhiều cổ phiếu thấp hơn giá trị thực của nó, nhưng tất yếu sẽ được hồi phục lại. Vn-Index giảm thấp chỉ là hiện tượng tức thời", nhân vật nằm trong top 10 người giàu nhất Việt Nam lạc quan.
Cơ sở để ông tin tưởng là hiện tại Nhà nước đang tìm mọi biện pháp kiềm chế lạm phát như thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất tiền gửi... Tuy nhiên ông thừa nhận những chính sách này đã ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư chứng khoán. Trong đó cũng lại có yếu tố người Việt Nam thường đầu tư theo phong trào chứ không căn cứ những cơ sở vững chắc khác như hoạt động, khả năng sinh lời của công ty phát hành cổ phiếu.
Báo cáo 10 ngày trước của Ngân hàng HongKong - Thượng Hải về thị trường tài chính, tiền tệ và chứng khoán Việt Nam cho thấy, từ tháng 1 đến giữa tháng 2, Vn-Index mất tới 9%. Tính từ khi đạt mức đỉnh vào tháng 3/2007 đến giữa tháng 2, hàn thử biểu của sàn TP HCM đã để mất 28% (chưa tính tỷ lệ rơi tự do của chỉ số trong tuần này).
Báo cáo này nhận định, nhiều người cho rằng chứng khoán Việt Nam đi xuống là do chịu ảnh hưởng của thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, đây không phải là lý do xác đáng. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang mua vào trong suốt 3 tháng qua với tổng giá trị 211 triệu USD, trong khi chỉ bán ra khối lượng có giá trị 22 triệu USD.
Chính các nhà đầu tư trong nước, chứ không phải nước ngoài, đã tháo chạy khỏi thị trường, ngược với những gì đang xảy ra tại các thị trường châu Á khác, bản báo cáo nhận định. Thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức đỉnh vào tháng 3 năm ngoái, trong khi các thị trường khác trong khu vực đến tháng 10 cùng năm mới đạt ngưỡng đỉnh. Thực chất, mối tác động qua lại giữa Vn-Index và chỉ số MSCI tại châu Á trong năm vừa qua chỉ ở mức -7% (trong khi của Ấn Độ là 87%).
Theo các chuyên gia HSBC, thị trường chứng khoán Việt Nam đã rơi vào tình trạng bất ổn bởi 2 lý do tiêu biểu là chiến lược cổ phần hóa của các đại gia không hoàn chỉnh và chỉ số giá tiêu dùng tăng đến 14% tính đến tháng 1. Lạm phát lên cao, các nhà quản lý thị trường tiền tệ đang rút nguồn tiền ra khỏi lưu thông để chặn đà tăng giá. Đây không phải là điều tốt cho thị trường.
Do đang ở trong thời kỳ nhà đầu tư bán tháo, các cổ phiếu trên thị trường trở nên rẻ hơn. Theo HSBC, PE của 12 tháng tới chỉ ở mức 17x. Mức đánh giá này dựa trên các yếu tố EPS năm 2006, việc EPS tăng 30% trong 2007 và dự báo sẽ tăng 20% trong năm nay cũng như 2009.
(Theo VnExpress)
Đối với các chuyên gia chứng khoán, chuyện Vn-Index lần đầu tiên rơi khỏi ngưỡng hỗ trợ 700 điểm kể từ năm 2006 đến nay là điều đã được dự báo trước.
"Ở nước ngoài, nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu căn cứ vào hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời của công ty phát hành. Còn nhà đầu tư Việt Nam thì chỉ nhìn vào bảng điện tử để đặt lệnh mua", ông Bích cho rằng, sự khác biệt cơ bản này là nguyên nhân chính yếu khiến hàn thử biểu sàn chứng khoán trong nước nếu đã đi xuống sẽ rơi một mạch.
Ông Bích nhận xét, "giá tâm lý", mua bán theo phong trào giải thích cho tình trạng khi bảng điện tử toàn một màu đỏ, dư mua sạch trơn trong khi dư bán dày đặc. Hoảng hốt vì hầu hết blue-chip đi xuống, nhà đầu tư bán tống bán tháo để cắt lỗ. Cung càng nhiều, giá lại càng giảm, nhà đầu tư càng sợ càng tung lệnh bán - như một quy luật xoay vòng có mối quan hệ nhân quả với nhau. Thị trường chứng khoán không "đỡ" được lượng bán quá nhiều đã tạo thành vùng trũng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư.
"Nhiệt độ" xuống thấp của Vn-Index hiện tại, theo ông Bích, không thể có tác động cứu vãn nào tốt hơn là chính bản thân các nhà đầu tư phải hành động. Ông nói: "Chỉ có một cách để cắt mạch giảm liên tục và nâng Vn-Index lên là dừng bán, tăng mua. Đây là thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu".
Thời kỳ khai sinh thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2000 đến 2003, Vn-Index chỉ quanh quẩn trong khoảng 150 đến 300 điểm vì thiếu cả người bán lẫn mua.
Phải cuối 2005, Vn-Index mới vượt lên đến 350 điểm rồi lấy đà tạo sức bật phát triển trong năm 2006, hơi khựng lại nhưng vẫn tiến vào 2007 với mốc điểm 750, rồi 900 và vượt qua 1.000 điểm.
Ngày 22/2, Vn-Index lần đầu tiên trong vòng hai năm qua tụt khỏi ngưỡng 700 điểm, ghi dấu "ngày thứ 6 đen tối" cho chứng khoán Việt Nam.
Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Đại Việt Lâm Minh Chánh cũng đồng tình quan điểm này. Ông nói rằng, chỉ số chứng khoán Việt Nam sẽ còn tiếp tục đi xuống nếu nhà đầu tư không ngừng bán ra và mạnh dạn mua vào. Thực chất, Vn-Index ở 680 điểm như hôm nay hay hơn 1.000 điểm trong những ngày vàng son, thì chịu thiệt hay được lợi chính là người mua chứ không phải công ty phát hành cổ phiếu.
Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT SG Invest Group nhận định, nhà đầu tư đang hoảng loạn. Song nếu bán tháo cổ phiếu thì phần thiệt thòi chạy hết vào nhà đầu tư. Ông Tâm kêu gọi nhà đầu tư phải bình tĩnh và xem khi chỉ số thị trường đi xuống là dịp để sàn chứng khoán lọc bớt những nhà đầu tư nhỏ, không chuyên nghiệp, thiếu bản lĩnh.
"Hiện tại có nhiều cổ phiếu thấp hơn giá trị thực của nó, nhưng tất yếu sẽ được hồi phục lại. Vn-Index giảm thấp chỉ là hiện tượng tức thời", nhân vật nằm trong top 10 người giàu nhất Việt Nam lạc quan.
Cơ sở để ông tin tưởng là hiện tại Nhà nước đang tìm mọi biện pháp kiềm chế lạm phát như thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất tiền gửi... Tuy nhiên ông thừa nhận những chính sách này đã ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư chứng khoán. Trong đó cũng lại có yếu tố người Việt Nam thường đầu tư theo phong trào chứ không căn cứ những cơ sở vững chắc khác như hoạt động, khả năng sinh lời của công ty phát hành cổ phiếu.
Báo cáo 10 ngày trước của Ngân hàng HongKong - Thượng Hải về thị trường tài chính, tiền tệ và chứng khoán Việt Nam cho thấy, từ tháng 1 đến giữa tháng 2, Vn-Index mất tới 9%. Tính từ khi đạt mức đỉnh vào tháng 3/2007 đến giữa tháng 2, hàn thử biểu của sàn TP HCM đã để mất 28% (chưa tính tỷ lệ rơi tự do của chỉ số trong tuần này).
Báo cáo này nhận định, nhiều người cho rằng chứng khoán Việt Nam đi xuống là do chịu ảnh hưởng của thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, đây không phải là lý do xác đáng. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang mua vào trong suốt 3 tháng qua với tổng giá trị 211 triệu USD, trong khi chỉ bán ra khối lượng có giá trị 22 triệu USD.
Chính các nhà đầu tư trong nước, chứ không phải nước ngoài, đã tháo chạy khỏi thị trường, ngược với những gì đang xảy ra tại các thị trường châu Á khác, bản báo cáo nhận định. Thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức đỉnh vào tháng 3 năm ngoái, trong khi các thị trường khác trong khu vực đến tháng 10 cùng năm mới đạt ngưỡng đỉnh. Thực chất, mối tác động qua lại giữa Vn-Index và chỉ số MSCI tại châu Á trong năm vừa qua chỉ ở mức -7% (trong khi của Ấn Độ là 87%).
Theo các chuyên gia HSBC, thị trường chứng khoán Việt Nam đã rơi vào tình trạng bất ổn bởi 2 lý do tiêu biểu là chiến lược cổ phần hóa của các đại gia không hoàn chỉnh và chỉ số giá tiêu dùng tăng đến 14% tính đến tháng 1. Lạm phát lên cao, các nhà quản lý thị trường tiền tệ đang rút nguồn tiền ra khỏi lưu thông để chặn đà tăng giá. Đây không phải là điều tốt cho thị trường.
Do đang ở trong thời kỳ nhà đầu tư bán tháo, các cổ phiếu trên thị trường trở nên rẻ hơn. Theo HSBC, PE của 12 tháng tới chỉ ở mức 17x. Mức đánh giá này dựa trên các yếu tố EPS năm 2006, việc EPS tăng 30% trong 2007 và dự báo sẽ tăng 20% trong năm nay cũng như 2009.
(Theo VnExpress)
0 Responses to 'Giá tâm lý' là nguyên nhân đánh chìm Vn-Index
Something to say?