Khi niềm tin bị sa sút
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thị trường chứng khoán đang trải qua giai đoạn khó khăn, giá cổ phiếu trên cả hai sàn TPHCM và Hà Nội liên tục sụt giảm mạnh, mặc dù có đôi ngày tăng chút đỉnh. Các nhà đầu tư, nói một cách nào đó, đã mất niềm tin vào thị trường.
Cứ vào website của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thì thấy, chẳng có mấy ngày không có thông báo xử phạt công ty này, công ty kia. Một trong những lý do khiến các vụ vi phạm trong chứng khoán thường xuyên diễn ra là mức xử phạt vi phạm hành chính trong chứng khoán hiện nay quá nhẹ, tối đa là 70 triệu đồng, nên thiếu tính răn đe.
Có lần trao đổi với một quan chức UBCKNN về vấn đề này, chúng tôi được nghe: “Các vụ vi phạm diễn ra nhiều vì hình phạt quá nhẹ, không có tính răn đe. Chỉ có cách sửa đổi các văn bản pháp luật chứ chúng tôi biết làm gì hơn”. Nói như thế có vẻ “huề cả làng” bởi người dân trả lương cho họ để làm cái việc ngăn chặn các hành động vi phạm này.
Niềm tin nhà đầu tư bị sa sút còn được lý giải là do các công ty khai thác thị trường một cách quá đáng còn Nhà nước thì muốn tối đa hóa lợi nhuận. Khi thị trường đi lên, các doanh nghiệp ồ ạt phát hành cổ phiếu để huy động vốn khiến cho nguồn cung tăng đáng kể. Cũng không thể trách doanh nghiệp vì đây là cơ hội hiếm có. Chỉ có điều khi công bố các chỉ số tài chính thì nhiều doanh nghiệp lại lắt léo. Ông Dominic Scriven, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital, nói: “Các doanh nghiệp thường chỉ nói doanh số tăng, lợi nhuận tăng, vốn điều lệ tăng... nhưng rất ít doanh nghiệp đề cập đến chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS)”.
Lợi nhuận tăng trong khi số lượng cổ phần tăng nhanh hơn thì cổ phiếu đã bị pha loãng rồi còn gì! Đối với khoảng 50 doanh nghiệp mà Dragon Capital đang theo dõi, lợi nhuận trước thuế (EBIT) năm 2007 tăng 40-50% nhưng tốc độ tăng của EPS thì thấp hơn 15%.
Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng bị “biến hóa”, thay vì dùng vốn chủ sở hữu thì nhiều doanh nghiệp lại dùng vốn điều lệ (thường thấp hơn), thế là ROE của ông nào cũng cao.
Đến lúc cũng cần để ý đến việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Sử dụng vốn một cách hiệu quả không chỉ là bỏ vốn vào đâu và sinh lợi ra sao, nó còn tùy thuộc vào cơ cấu vốn của các doanh nghiệp. Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) của các doanh nghiệp là bao nhiêu? Nếu doanh nghiệp nào dùng toàn bộ vốn chủ sở hữu mà không hề đi vay thì chắc chắn cơ cấu vốn của doanh nghiệp đó chưa hợp lý.
Nhà nước là cơ quan quản lý nhưng đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa thì Nhà nước là người bán, và người bán này dường như đang muốn thu về lợi nhuận tối đa. Việc định giá khởi điểm Vietcombank ở mức 100.000 đồng/cổ phần vừa qua là một ví dụ. HSBC cho rằng giá này quá cao, và trước khi đợt đấu giá diễn ra, một số nhà đầu tư chiến lược tiềm năng chỉ chào giá cao hơn 70.000 đồng. Các nhà đầu tư nhỏ làm sao biết được 100.000 đồng là cao hay thấp, mặc dù đã được tư vấn nên bỏ giá quanh mức 110.000 đồng, và khi mua được rồi mới phát hiện ra là không có lời thì thất vọng tràn trề. Trò chơi này khó lặp lại.
Trong vai trò quản lý, Nhà nước hay can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp hành chính cũng làm niềm tin của nhà đầu tư bị tổn thương. Còn đối với giải pháp “cứu thị trường” bằng cách giãn các đợt phát hành lần đầu ra công chúng, ông Nguyễn Đức Thắng, Phó giám đốc Công ty Chứng khoán Thăng Long, nói: “Những gì Nhà nước đã cam kết làm thì cứ làm. Cung nhiều thì giá thấp, nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn, kiếm lời khi giá lên. Giá thấp cũng khiến doanh nghiệp nào làm ăn thực sự hiệu quả mới dám phát hành cổ phiếu để huy động vốn”.
(Theo TBKTSG)
Cứ vào website của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thì thấy, chẳng có mấy ngày không có thông báo xử phạt công ty này, công ty kia. Một trong những lý do khiến các vụ vi phạm trong chứng khoán thường xuyên diễn ra là mức xử phạt vi phạm hành chính trong chứng khoán hiện nay quá nhẹ, tối đa là 70 triệu đồng, nên thiếu tính răn đe.
Có lần trao đổi với một quan chức UBCKNN về vấn đề này, chúng tôi được nghe: “Các vụ vi phạm diễn ra nhiều vì hình phạt quá nhẹ, không có tính răn đe. Chỉ có cách sửa đổi các văn bản pháp luật chứ chúng tôi biết làm gì hơn”. Nói như thế có vẻ “huề cả làng” bởi người dân trả lương cho họ để làm cái việc ngăn chặn các hành động vi phạm này.
Niềm tin nhà đầu tư bị sa sút còn được lý giải là do các công ty khai thác thị trường một cách quá đáng còn Nhà nước thì muốn tối đa hóa lợi nhuận. Khi thị trường đi lên, các doanh nghiệp ồ ạt phát hành cổ phiếu để huy động vốn khiến cho nguồn cung tăng đáng kể. Cũng không thể trách doanh nghiệp vì đây là cơ hội hiếm có. Chỉ có điều khi công bố các chỉ số tài chính thì nhiều doanh nghiệp lại lắt léo. Ông Dominic Scriven, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital, nói: “Các doanh nghiệp thường chỉ nói doanh số tăng, lợi nhuận tăng, vốn điều lệ tăng... nhưng rất ít doanh nghiệp đề cập đến chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS)”.
Lợi nhuận tăng trong khi số lượng cổ phần tăng nhanh hơn thì cổ phiếu đã bị pha loãng rồi còn gì! Đối với khoảng 50 doanh nghiệp mà Dragon Capital đang theo dõi, lợi nhuận trước thuế (EBIT) năm 2007 tăng 40-50% nhưng tốc độ tăng của EPS thì thấp hơn 15%.
Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng bị “biến hóa”, thay vì dùng vốn chủ sở hữu thì nhiều doanh nghiệp lại dùng vốn điều lệ (thường thấp hơn), thế là ROE của ông nào cũng cao.
Đến lúc cũng cần để ý đến việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Sử dụng vốn một cách hiệu quả không chỉ là bỏ vốn vào đâu và sinh lợi ra sao, nó còn tùy thuộc vào cơ cấu vốn của các doanh nghiệp. Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) của các doanh nghiệp là bao nhiêu? Nếu doanh nghiệp nào dùng toàn bộ vốn chủ sở hữu mà không hề đi vay thì chắc chắn cơ cấu vốn của doanh nghiệp đó chưa hợp lý.
Nhà nước là cơ quan quản lý nhưng đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa thì Nhà nước là người bán, và người bán này dường như đang muốn thu về lợi nhuận tối đa. Việc định giá khởi điểm Vietcombank ở mức 100.000 đồng/cổ phần vừa qua là một ví dụ. HSBC cho rằng giá này quá cao, và trước khi đợt đấu giá diễn ra, một số nhà đầu tư chiến lược tiềm năng chỉ chào giá cao hơn 70.000 đồng. Các nhà đầu tư nhỏ làm sao biết được 100.000 đồng là cao hay thấp, mặc dù đã được tư vấn nên bỏ giá quanh mức 110.000 đồng, và khi mua được rồi mới phát hiện ra là không có lời thì thất vọng tràn trề. Trò chơi này khó lặp lại.
Trong vai trò quản lý, Nhà nước hay can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp hành chính cũng làm niềm tin của nhà đầu tư bị tổn thương. Còn đối với giải pháp “cứu thị trường” bằng cách giãn các đợt phát hành lần đầu ra công chúng, ông Nguyễn Đức Thắng, Phó giám đốc Công ty Chứng khoán Thăng Long, nói: “Những gì Nhà nước đã cam kết làm thì cứ làm. Cung nhiều thì giá thấp, nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn, kiếm lời khi giá lên. Giá thấp cũng khiến doanh nghiệp nào làm ăn thực sự hiệu quả mới dám phát hành cổ phiếu để huy động vốn”.
(Theo TBKTSG)
0 Responses to Khi niềm tin bị sa sút
Something to say?