Mở hay thắt ?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng) được ban hành đã gây ra rất nhiều ý kiến khác nhau, ý kiến phản đối gần như áp đảo, thậm chí đã có nhiều ý kiến quy "tội" cho chỉ thị 03 là nguyên nhân làm cho chỉ số chứng khoán ở cả hai sàn TP.HCM và Hà Nội giảm sâu! Nhưng "đâu cứ phải sau cái đó là do cái đó?" (giống khi gà gáy thì trời sáng nhưng trời sáng đâu phải do gà gáy?).
Giá chứng khoán giảm do nhiều nguyên nhân, chứ đâu có phải hoàn toàn do chỉ thị 03? Đành rằng, thắt chặt tiền tệ thì sẽ làm giảm cầu của chứng khoán, nhưng ngân hàng là kênh đầu tư ngắn hạn, còn chứng khoán là kênh đầu tư dài hạn; mang cái ngắn hạn để đầu tư dài hạn thì mức rủi ro là rất lớn.
Hơn nữa, lạm phát năm 2007 đã vượt ra ngoài dự đoán; lạm phát trong tháng 1 cũng cao ngất ngưởng và cũng báo hiệu khả năng lạm phát cao trong năm 2008 này, nên việc thắt chặt tiền tệ là một chính sách đúng và cần thiết cấp bách; bởi đưa tiền ra để các nhà đầu tư "chơi" chứng khoán (kể cả đầu cơ bất động sản), nếu các thị trường này rủi ro thì tiền sẽ chạy sang thị trường hàng hóa, dịch vụ, tạo sức ép tăng giá trên thị trường này; nếu đến hạn mà không trả được, thì hệ thống ngân hàng thương mại cũng phải "rung động" theo.
Nước Mỹ có GDP năm 2007 lên đến 13.840 tỉ USD, chỉ vì cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn, mà ở trong nước từ Chính phủ đến Quốc hội phải thống nhất chi ngân sách ra 146 tỉ USD để hoàn thuế cho các hộ, các doanh nghiệp, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phải 4 lần liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản (từ 5,25% xuống 3%) và các chuyên gia dự đoán FED sẽ còn phải cắt giảm nữa; các ngân hàng trung ương các nước đã phải chi ra hàng mấy trăm tỉ USD để cứu nguy cho thị trường chứng khoán, thị trường tài chính trước tác động từ kinh tế Mỹ.
Khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ sửa chỉ thị 03 theo hướng bỏ việc khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán dưới 3% tổng dư nợ tín dụng, mà khống chế ở mức 15-20% vốn điều lệ của từng ngân hàng. Không ít nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, thậm chí cả một số chuyên gia, một vài tờ báo đã "bé cái nhầm" đã coi đây như là cú "mở" ngoạn mục: tăng từ 3 lên 15-20%!
Cần phân biệt 3% và 15-20%!
Ba phần trăm là tính trên tổng dư nợ tín dụng. Vì là khống chế tỷ lệ tính trên tổng dư nợ tín dụng, nên cùng là 3%, nhưng nếu với mức dư nợ tín dụng cũ (chẳng hạn là 1.000 tỉ đồng) thì quy mô tuyệt đối của số tiền cho vay chứng khoán sẽ là 30 tỉ, nếu tăng dư nợ tín dụng lên (chẳng hạn là 2.000 tỉ đồng), thì số tiền cho vay chứng khoán có thể lên đến 60 tỉ đồng. Các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ cho vay chứng khoán vượt quá tỷ lệ khống chế thường áp dụng phương pháp tăng mạnh tổng dư nợ tín dụng (chủ yếu cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng) để không phải giảm mức cho vay chứng khoán mà vẫn có thể bảo đảm được tỷ lệ khống chế. Điều này giải thích tại sao đến thời điểm kiểm tra chỉ còn hai tổ chức tài chính vượt quá tỷ lệ khống chế và tại sao tốc độ tăng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống tính đến hết năm 2007 đã lên đến 35%, cao gấp 4 lần tốc độ tăng GDP?
Mười lăm - hai mươi phần trăm theo tỷ lệ mới là tính trên vốn điều lệ. Mà vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần thường có quy mô nhỏ thì tỷ lệ khống chế tuy có cao hơn, nhưng về quy mô tuyệt đối cũng chẳng được bao nhiêu. Hơn nữa, để tăng quy mô tuyệt đối cho vay chứng khoán thì phải tăng vốn điều lệ; việc tăng vốn điều lệ không phải làm lúc nào cũng được, thường phải 6 tháng một lần và cũng không dễ dàng. Tuy nhiên, động thái có khả năng xảy ra là sẽ xuất hiện cuộc đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại. Nói cách khác, tỷ lệ khống chế mới có xu hướng thắt nhiều hơn là mở.
(Theo ThanhNien)
Giá chứng khoán giảm do nhiều nguyên nhân, chứ đâu có phải hoàn toàn do chỉ thị 03? Đành rằng, thắt chặt tiền tệ thì sẽ làm giảm cầu của chứng khoán, nhưng ngân hàng là kênh đầu tư ngắn hạn, còn chứng khoán là kênh đầu tư dài hạn; mang cái ngắn hạn để đầu tư dài hạn thì mức rủi ro là rất lớn.
Hơn nữa, lạm phát năm 2007 đã vượt ra ngoài dự đoán; lạm phát trong tháng 1 cũng cao ngất ngưởng và cũng báo hiệu khả năng lạm phát cao trong năm 2008 này, nên việc thắt chặt tiền tệ là một chính sách đúng và cần thiết cấp bách; bởi đưa tiền ra để các nhà đầu tư "chơi" chứng khoán (kể cả đầu cơ bất động sản), nếu các thị trường này rủi ro thì tiền sẽ chạy sang thị trường hàng hóa, dịch vụ, tạo sức ép tăng giá trên thị trường này; nếu đến hạn mà không trả được, thì hệ thống ngân hàng thương mại cũng phải "rung động" theo.
Nước Mỹ có GDP năm 2007 lên đến 13.840 tỉ USD, chỉ vì cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn, mà ở trong nước từ Chính phủ đến Quốc hội phải thống nhất chi ngân sách ra 146 tỉ USD để hoàn thuế cho các hộ, các doanh nghiệp, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phải 4 lần liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản (từ 5,25% xuống 3%) và các chuyên gia dự đoán FED sẽ còn phải cắt giảm nữa; các ngân hàng trung ương các nước đã phải chi ra hàng mấy trăm tỉ USD để cứu nguy cho thị trường chứng khoán, thị trường tài chính trước tác động từ kinh tế Mỹ.
Khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ sửa chỉ thị 03 theo hướng bỏ việc khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán dưới 3% tổng dư nợ tín dụng, mà khống chế ở mức 15-20% vốn điều lệ của từng ngân hàng. Không ít nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, thậm chí cả một số chuyên gia, một vài tờ báo đã "bé cái nhầm" đã coi đây như là cú "mở" ngoạn mục: tăng từ 3 lên 15-20%!
Cần phân biệt 3% và 15-20%!
Ba phần trăm là tính trên tổng dư nợ tín dụng. Vì là khống chế tỷ lệ tính trên tổng dư nợ tín dụng, nên cùng là 3%, nhưng nếu với mức dư nợ tín dụng cũ (chẳng hạn là 1.000 tỉ đồng) thì quy mô tuyệt đối của số tiền cho vay chứng khoán sẽ là 30 tỉ, nếu tăng dư nợ tín dụng lên (chẳng hạn là 2.000 tỉ đồng), thì số tiền cho vay chứng khoán có thể lên đến 60 tỉ đồng. Các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ cho vay chứng khoán vượt quá tỷ lệ khống chế thường áp dụng phương pháp tăng mạnh tổng dư nợ tín dụng (chủ yếu cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng) để không phải giảm mức cho vay chứng khoán mà vẫn có thể bảo đảm được tỷ lệ khống chế. Điều này giải thích tại sao đến thời điểm kiểm tra chỉ còn hai tổ chức tài chính vượt quá tỷ lệ khống chế và tại sao tốc độ tăng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống tính đến hết năm 2007 đã lên đến 35%, cao gấp 4 lần tốc độ tăng GDP?
Mười lăm - hai mươi phần trăm theo tỷ lệ mới là tính trên vốn điều lệ. Mà vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần thường có quy mô nhỏ thì tỷ lệ khống chế tuy có cao hơn, nhưng về quy mô tuyệt đối cũng chẳng được bao nhiêu. Hơn nữa, để tăng quy mô tuyệt đối cho vay chứng khoán thì phải tăng vốn điều lệ; việc tăng vốn điều lệ không phải làm lúc nào cũng được, thường phải 6 tháng một lần và cũng không dễ dàng. Tuy nhiên, động thái có khả năng xảy ra là sẽ xuất hiện cuộc đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại. Nói cách khác, tỷ lệ khống chế mới có xu hướng thắt nhiều hơn là mở.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Mở hay thắt ?
Something to say?