Phân tích tài chính: Vai trò trung gian thông tin
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Dù các nhà phân tích tài chính có bị chỉ trích đến mức nào, đóng góp của họ cho thị trường chứng khoán vẫn là cần thiết...
Trong phần 1, chúng tôi đã trình bày về căn bệnh quá lạc quan trong các phân tích của các nhà phân tích tài chính “nhóm bán”, dù là vô tình hay cố ý.
Phần 2 này sẽ đề cập đến việc liệu những thông tin mà các nhà phân tích tài chính tạo ra cho chúng ta có hữu ích gì không và những hàm ý cho Việt Nam trong tiến trình phát triển thị trường chứng khoán.
Vậy liệu nhà phân tích có tạo ra giá trị cho nhà đầu tư?
Với nhiều chỉ trích từ giới học thuật lẫn thực tiễn được đề cập đến trong phần 1 của câu chuyện, e rằng nhiều bạn đọc đã bắt đầu nghi ngờ, vậy các nhà phân tích là vô dụng?, một câu hỏi từng là chủ đề của nhiều diễn đàn trên mạng tại Mỹ.
Ở đây, chúng tôi sẽ trình bày một câu chuyện khác về vai trò trung gian thông tin của các nhà phân tích “nhóm bán”, những người cung cấp các phân tích, và đề xuất “lời khuyên đầu tư” cho công chúng.
Chúng ta thử tìm hiểu cách nhìn của những người có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trên thị trường về vai trò của các nhà phân tích. Cách đây không lâu, nhiều chuyên gia của Motley Fool và NYSE vẫn bênh vực các nhà phân tích tài chính thuộc “nhóm bán” và cho rằng họ là những thành viên mang lại những nguồn thông tin quan trọng cho thị trường.
Không có kết nối thông tin của họ, các nhà phân tích nhóm mua không dễ dàng đưa ra các phân tích ngắn gọn và “tạo ra một danh mục đầu tư có hệ số alpha tốt hơn được” (đồng nghĩa với việc các nhà phân tích nhóm mua sẽ không thể làm tốt việc đề xuất một danh mục đầu tư tốt xét trên cả mặt tỷ suất sinh lợi và rủi ro nếu không có sự thu thập và phân tích thông tin của nhóm bán).
Về kết quả nghiên cứu học thuật, nghiên cứu năm 2006 của Green, thực nghiệm năm 2003 của Boni và Womack đã cho thấy rằng các cổ phiếu được các nhà phân tích nhóm bán đánh giá tốt nhất thì sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong 6-12 tháng, hay ít nhất, cũng có tỷ suất sinh lợi cao hơn nhóm cổ phiếu bị đánh giá là không tốt.
Trong nghiên cứu cùng năm với Green, Jegadeesh và Kim cho rằng mặc dù các nhà phân tích nhóm bán tại Mỹ là những người tỏ ra “lạc quan nhất” trong số các nhà phân tích thị trường của các nước G7, họ lại chọn được nhiều cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cao hơn bình quân thị trường nhất, đặc biệt là thông qua các điều chỉnh bản phân tích của họ (sau bản phân tích, dự báo lần đầu, các nhà phân tích có thể công bố điều chỉnh bản phân tích theo điều kiện của thị trường).
Như vậy, qua các chứng cứ nghiên cứu và kinh nghiệm của giới kinh doanh thực tiễn, các nhà phân tích “nhóm bán” vẫn tạo ra giá trị cho nhà đầu tư từ các đề xuất mua bán và dự báo của họ. Và điều đó có nghĩa là tác động của họ đến thị trường vẫn không nhỏ.
Năm rồi, qua nghiên cứu của mình, một nhóm nghiên cứu ở châu Âu đã cung cấp các bằng chứng cho thấy khối lượng giao dịch và tính biến động thị trường thường tăng lên sau khi các bản phân tích được công bố.
Đầu năm 2008 này, báo cáo của Higgins và Saito đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy các nhà phân tích tài chính “nhóm bán” đóng một vai trò trung gian thông tin quan trọng trên thị trường, nhất là trong những thị trường mà tính bất cân xứng trong thông tin dành cho nhà đầu tư và cho các nhà quản trị trong công ty còn quá lớn.
Theo báo cáo của họ, quy trình xử lý thông tin của các nhà phân tích nhóm bán, và việc phát hành các báo cáo của họ, đã tạo ra giá trị đáng kể cho nhà đầu tư và là một mắt xích tồn tại trong cấu trúc vi mô của thị trường chứng khoán.
Vậy là, dù các nhà phân tích “nhóm bán”, hay nói rộng ra, vai trò của các nhà phân tích tài chính trên thị trường, có bị chỉ trích đến mức nào, đóng góp của họ cho thị trường chứng khoán vẫn là cần thiết. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước về vai trò và tác động của các nhà phân tích này có thể đưa ra một số hàm ý thú vị cho Việt Nam.
Hàm ý gì cho Việt Nam?
Trước hết, chúng ta phải thừa nhận một sự chuyển biến rõ ràng trong vai trò của các “chuyên gia chứng khoán”, nhà phân tích của công ty chứng khoán, nhà nghiên cứu... trên thị trường Việt Nam năm nay.
Các nhận định của họ xuất hiện nhiều hơn trên mặt báo, nhiều bài phân tích mang tính kỹ thuật và chuyên sâu hơn, và cuối cùng, ở phần kết luận là một đề xuất hay dự báo nào đấy. Điều này là hợp với quy luật phát triển thị trường.
Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, nếu theo đúng những gì đã bàn ở phần 1 về kinh nghiệm các nước, thì từ từ sẽ xuất hiện (hoặc có thể đã tồn tại) một sự méo mó, thiên lệch trong phân tích của các nhà phân tích dạng này đối với các cổ phiếu trên thị trường, xuất phát từ áp lực của tổ chức mà họ làm việc, quyền lợi cá nhân hay là do tác động tâm lý.
Điều đáng quan tâm là nếu các thiên lệch xuất phát từ áp lực của tổ chức mà họ làm việc, thì điều đó là vi phạm với chuẩn mực công bằng và minh bạch của thị trường tài chính. Vì vậy, cơ quan quản lý cần lưu ý có nhiều quy định chuyên sâu hơn đối với hoạt động phân tích và cung cấp báo cáo phân tích cho công chúng của các tổ chức hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Đối với nhóm phân tích độc lập (ở Việt Nam khá đông các chuyên gia nghiên cứu độc lập, nhà báo đưa ra phân tích chứng khoán trên báo), cũng cần lưu ý các thiên lệch xuất phát từ lợi ích bản thân. Nếu có người đang sở hữu chứng khoán của ngân hàng S, giờ cần bán chứng khoán, lợi dụng vị thế và tên tuổi của mình để ảnh hưởng đến thị trường thì biết xử lý làm sao?
Vấn đề này có lẽ là một tình trạng nan giải không chỉ cho Việt Nam mà còn ở nhiều nước, vì yêu cầu từng nhà phân tích độc lập công khai mối liên quan của mình với chứng khoán được phân tích không dễ thực hiện.
Có lẽ, cách đơn giản nhất là tiến hành một bảng xếp hạng chất lượng các nhà phân tích. Nhà phân tích nào càng được xếp hạng cao, đánh giá cao, thì càng được tin cậy nhiều hơn. Âu đó cũng là một giải pháp có thể nghĩ đến trong tình hình vừa phát triển vừa tìm giải pháp của thị trường Việt Nam hiện nay.
Một điều thú vị mà người viết phát hiện là dường như các nhà phân tích trong nước có vẻ lạc quan nhiều hơn so với các nhà phân tích nước ngoài về tình hình thị trường, điển hình là qua các trường hợp “thị trường nóng hay không nóng” và “vì sao thị trường giảm” trong năm nay.
(Theo TBKTSG)
Trong phần 1, chúng tôi đã trình bày về căn bệnh quá lạc quan trong các phân tích của các nhà phân tích tài chính “nhóm bán”, dù là vô tình hay cố ý.
Phần 2 này sẽ đề cập đến việc liệu những thông tin mà các nhà phân tích tài chính tạo ra cho chúng ta có hữu ích gì không và những hàm ý cho Việt Nam trong tiến trình phát triển thị trường chứng khoán.
Vậy liệu nhà phân tích có tạo ra giá trị cho nhà đầu tư?
Với nhiều chỉ trích từ giới học thuật lẫn thực tiễn được đề cập đến trong phần 1 của câu chuyện, e rằng nhiều bạn đọc đã bắt đầu nghi ngờ, vậy các nhà phân tích là vô dụng?, một câu hỏi từng là chủ đề của nhiều diễn đàn trên mạng tại Mỹ.
Ở đây, chúng tôi sẽ trình bày một câu chuyện khác về vai trò trung gian thông tin của các nhà phân tích “nhóm bán”, những người cung cấp các phân tích, và đề xuất “lời khuyên đầu tư” cho công chúng.
Chúng ta thử tìm hiểu cách nhìn của những người có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trên thị trường về vai trò của các nhà phân tích. Cách đây không lâu, nhiều chuyên gia của Motley Fool và NYSE vẫn bênh vực các nhà phân tích tài chính thuộc “nhóm bán” và cho rằng họ là những thành viên mang lại những nguồn thông tin quan trọng cho thị trường.
Không có kết nối thông tin của họ, các nhà phân tích nhóm mua không dễ dàng đưa ra các phân tích ngắn gọn và “tạo ra một danh mục đầu tư có hệ số alpha tốt hơn được” (đồng nghĩa với việc các nhà phân tích nhóm mua sẽ không thể làm tốt việc đề xuất một danh mục đầu tư tốt xét trên cả mặt tỷ suất sinh lợi và rủi ro nếu không có sự thu thập và phân tích thông tin của nhóm bán).
Về kết quả nghiên cứu học thuật, nghiên cứu năm 2006 của Green, thực nghiệm năm 2003 của Boni và Womack đã cho thấy rằng các cổ phiếu được các nhà phân tích nhóm bán đánh giá tốt nhất thì sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong 6-12 tháng, hay ít nhất, cũng có tỷ suất sinh lợi cao hơn nhóm cổ phiếu bị đánh giá là không tốt.
Trong nghiên cứu cùng năm với Green, Jegadeesh và Kim cho rằng mặc dù các nhà phân tích nhóm bán tại Mỹ là những người tỏ ra “lạc quan nhất” trong số các nhà phân tích thị trường của các nước G7, họ lại chọn được nhiều cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cao hơn bình quân thị trường nhất, đặc biệt là thông qua các điều chỉnh bản phân tích của họ (sau bản phân tích, dự báo lần đầu, các nhà phân tích có thể công bố điều chỉnh bản phân tích theo điều kiện của thị trường).
Như vậy, qua các chứng cứ nghiên cứu và kinh nghiệm của giới kinh doanh thực tiễn, các nhà phân tích “nhóm bán” vẫn tạo ra giá trị cho nhà đầu tư từ các đề xuất mua bán và dự báo của họ. Và điều đó có nghĩa là tác động của họ đến thị trường vẫn không nhỏ.
Năm rồi, qua nghiên cứu của mình, một nhóm nghiên cứu ở châu Âu đã cung cấp các bằng chứng cho thấy khối lượng giao dịch và tính biến động thị trường thường tăng lên sau khi các bản phân tích được công bố.
Đầu năm 2008 này, báo cáo của Higgins và Saito đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy các nhà phân tích tài chính “nhóm bán” đóng một vai trò trung gian thông tin quan trọng trên thị trường, nhất là trong những thị trường mà tính bất cân xứng trong thông tin dành cho nhà đầu tư và cho các nhà quản trị trong công ty còn quá lớn.
Theo báo cáo của họ, quy trình xử lý thông tin của các nhà phân tích nhóm bán, và việc phát hành các báo cáo của họ, đã tạo ra giá trị đáng kể cho nhà đầu tư và là một mắt xích tồn tại trong cấu trúc vi mô của thị trường chứng khoán.
Vậy là, dù các nhà phân tích “nhóm bán”, hay nói rộng ra, vai trò của các nhà phân tích tài chính trên thị trường, có bị chỉ trích đến mức nào, đóng góp của họ cho thị trường chứng khoán vẫn là cần thiết. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước về vai trò và tác động của các nhà phân tích này có thể đưa ra một số hàm ý thú vị cho Việt Nam.
Hàm ý gì cho Việt Nam?
Trước hết, chúng ta phải thừa nhận một sự chuyển biến rõ ràng trong vai trò của các “chuyên gia chứng khoán”, nhà phân tích của công ty chứng khoán, nhà nghiên cứu... trên thị trường Việt Nam năm nay.
Các nhận định của họ xuất hiện nhiều hơn trên mặt báo, nhiều bài phân tích mang tính kỹ thuật và chuyên sâu hơn, và cuối cùng, ở phần kết luận là một đề xuất hay dự báo nào đấy. Điều này là hợp với quy luật phát triển thị trường.
Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, nếu theo đúng những gì đã bàn ở phần 1 về kinh nghiệm các nước, thì từ từ sẽ xuất hiện (hoặc có thể đã tồn tại) một sự méo mó, thiên lệch trong phân tích của các nhà phân tích dạng này đối với các cổ phiếu trên thị trường, xuất phát từ áp lực của tổ chức mà họ làm việc, quyền lợi cá nhân hay là do tác động tâm lý.
Điều đáng quan tâm là nếu các thiên lệch xuất phát từ áp lực của tổ chức mà họ làm việc, thì điều đó là vi phạm với chuẩn mực công bằng và minh bạch của thị trường tài chính. Vì vậy, cơ quan quản lý cần lưu ý có nhiều quy định chuyên sâu hơn đối với hoạt động phân tích và cung cấp báo cáo phân tích cho công chúng của các tổ chức hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Đối với nhóm phân tích độc lập (ở Việt Nam khá đông các chuyên gia nghiên cứu độc lập, nhà báo đưa ra phân tích chứng khoán trên báo), cũng cần lưu ý các thiên lệch xuất phát từ lợi ích bản thân. Nếu có người đang sở hữu chứng khoán của ngân hàng S, giờ cần bán chứng khoán, lợi dụng vị thế và tên tuổi của mình để ảnh hưởng đến thị trường thì biết xử lý làm sao?
Vấn đề này có lẽ là một tình trạng nan giải không chỉ cho Việt Nam mà còn ở nhiều nước, vì yêu cầu từng nhà phân tích độc lập công khai mối liên quan của mình với chứng khoán được phân tích không dễ thực hiện.
Có lẽ, cách đơn giản nhất là tiến hành một bảng xếp hạng chất lượng các nhà phân tích. Nhà phân tích nào càng được xếp hạng cao, đánh giá cao, thì càng được tin cậy nhiều hơn. Âu đó cũng là một giải pháp có thể nghĩ đến trong tình hình vừa phát triển vừa tìm giải pháp của thị trường Việt Nam hiện nay.
Một điều thú vị mà người viết phát hiện là dường như các nhà phân tích trong nước có vẻ lạc quan nhiều hơn so với các nhà phân tích nước ngoài về tình hình thị trường, điển hình là qua các trường hợp “thị trường nóng hay không nóng” và “vì sao thị trường giảm” trong năm nay.
(Theo TBKTSG)
0 Responses to Phân tích tài chính: Vai trò trung gian thông tin
Something to say?