Suy thoái kinh tế Mỹ và Việt Nam
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thị trường chứng khoán thế giới mất giá mạnh trong tháng 1/2008, nâng mức giảm giá kể từ đỉnh vào mùa thu năm ngoái tới nay trên 20%. Giới đầu tư quốc tế lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ gặp suy thoái và nếu trầm trọng, sẽ làm chậm suất tăng trưởng kinh tế thế giới.
Sự lo ngại này có cơ sở, vì Mỹ và Tây Âu đang trải qua cuộc khủng hoảng bảng cân đối tài chánh (balance sheet crisis) của hệ thống ngân hàng, phần nào tương tự như cuộc khủng hoảng tại Đông Á trong những năm 1997-1998 - khủng hoảng này đã làm nhiều nước trong khu vực bị suy thoái nặng nề trong nhiều năm mới hồi phục được.
Hệ thống ngân hàng ở nhiều nước Đông Á đã rơi vào khủng hoảng khi đồng tiền các nước này bị mất giá quá nhiều so với đồng đô la Mỹ, làm cho phần nợ hay tiêu sản (liability) của các ngân hàng tăng rất cao vì họ có nhiều món nợ bằng đô la.
Khi phần nợ cao hơn phần có hay tích sản (asset) trong bảng cân đối tài chánh, và khi mức chênh lệch này lớn hơn số vốn (equity capital) thì ngân hàng bị phá sản (insolvent).
Ngân hàng bị phá sản thì không thể cung cấp tín dụng cho nền kinh tế được mà phải chờ đến 3-4 năm khi chính phủ các nước này hoàn tất việc tái cấp vốn (recapitalize) thì mới hoạt động bình thường trở lại. Sau đó các nước Đông Á mới hồi phục và tăng trưởng mạnh trong 5 năm vừa qua.
Nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ, và một số ở Tây Âu, hiện gặp khủng hoảng vì thị giá nhiều món tài sản của họ bị giảm rất nhiều. Tài sản bị mất giá chủ yếu là nợ địa ốc thiếu tiêu chuẩn ở Mỹ (subprime mortgages) và trái phiếu có thế chấp (collateralized debt obligations) - mà thế chấp phần lớn cũng là nợ địa ốc.
Trong hai quí vừa qua, các ngân hàng này phải công bố bị thua lỗ đến khoảng 130 tỉ đô la và vì thế giá cổ phiếu của các ngân hàng cũng bị giảm khoảng 30%-40% trong năm qua. Trong thời gian sắp tới, nhiều ngân hàng lại phải đối phó với hai nguy cơ mất giá tài sản khác.
Đó là mất giá tài sản dựa trên tín dụng tiêu dùng của tư nhân (consumer credit) và tài sản được bảo hiểm để có chỉ số tín dụng (credit rating) cao cấp. Các tài sản này bị mất giá vì các hãng bảo hiểm trái phiếu (bond insurers) cũng bị thua lỗ nặng nề do đầu tư vào trái phiếu có thề chấp bằng nợ địa ốc, cho nên có khả năng mất chỉ số tín dụng AAA.
Nếu các hãng bảo hiểm trái phiếu bị mất chỉ số tín dụng AAA, thì các trái phiếu mà họ bảo hiểm cũng bị giảm cấp và mất thị giá.
Mất giá tài sản một cách nặng nề như vậy làm cho tỷ lệ vốn cấp 1 (Tier 1 capital) của nhiều ngân hàng giảm từ khoảng 7-8% xuống còn trên 6%. Để hồi phục tỷ lệ vốn, các ngân hàng này phải tăng vốn (trong thời gian qua đã tăng khoảng 72 tỉ đô la phần lớn từ các quỹ đầu tư quốc gia - Sovereign Wealth Funds - ở các nước thị trường mới nổi), giảm cổ tức và giảm phát hành tín dụng. Điều này sẽ làm suy yếu nền kinh tế Mỹ vốn đã bị khủng hoảng trong khu vực địa ốc.
Trên cơ sở này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt bớt dự báo suất tăng trưởng GDP trong năm 2008 của Mỹ từ 1,9% xuống còn 1,5%, và của kinh tế thế giới từ 4,4% xuống 4,1%.
Tình hình kinh tế thế giới như kể trên đã đặt Việt Nam vào một tình trạng phức tạp. Là một nền kinh tế tương đối nhỏ và mở cửa (xuất và nhập khẩu bằng 150% GDP), Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của sự giảm tốc kinh tế thế giới –– suất tăng trưởng GDP có khả năng yếu hơn dự kiến (khoảng 8%).
Trong khi đó, Việt Nam bị thiếu hụt trong cân thanh toán vãng lai (trên 3% của GDP) và bội chi ngân sách (trên 6% của GDP). Quan trọng hơn cả, lạm phát tăng cao tới mức 14,11% trong tháng 1-2008 so với cùng kỳ năm ngoái, một phần là do tăng giá năng lượng và lương thực, nhưng phần lớn là do tăng phát hành tiền tệ và tín dụng quá nhanh trong thời gian dài.
Đây là các biểu hiện mất cân đối trong nền kinh tế vĩ mô, cần phải được khắc phục để giảm nguy cơ khủng hoảng kinh tế và tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Muốn như thế, Việt Nam cần có chính sách tài chánh và tiền tệ nhằm hỗ trợ cho việc giảm tốc kinh tế một cách nhẹ nhàng và từ tốn, giảm tốc độ phát hành tiền tệ và tín dụng để giảm lạm phát, và giảm thiếu hụt trong cán cân thanh toán vãng lai và trong ngân sách.
(Theo DanTri)
Sự lo ngại này có cơ sở, vì Mỹ và Tây Âu đang trải qua cuộc khủng hoảng bảng cân đối tài chánh (balance sheet crisis) của hệ thống ngân hàng, phần nào tương tự như cuộc khủng hoảng tại Đông Á trong những năm 1997-1998 - khủng hoảng này đã làm nhiều nước trong khu vực bị suy thoái nặng nề trong nhiều năm mới hồi phục được.
Hệ thống ngân hàng ở nhiều nước Đông Á đã rơi vào khủng hoảng khi đồng tiền các nước này bị mất giá quá nhiều so với đồng đô la Mỹ, làm cho phần nợ hay tiêu sản (liability) của các ngân hàng tăng rất cao vì họ có nhiều món nợ bằng đô la.
Khi phần nợ cao hơn phần có hay tích sản (asset) trong bảng cân đối tài chánh, và khi mức chênh lệch này lớn hơn số vốn (equity capital) thì ngân hàng bị phá sản (insolvent).
Ngân hàng bị phá sản thì không thể cung cấp tín dụng cho nền kinh tế được mà phải chờ đến 3-4 năm khi chính phủ các nước này hoàn tất việc tái cấp vốn (recapitalize) thì mới hoạt động bình thường trở lại. Sau đó các nước Đông Á mới hồi phục và tăng trưởng mạnh trong 5 năm vừa qua.
Nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ, và một số ở Tây Âu, hiện gặp khủng hoảng vì thị giá nhiều món tài sản của họ bị giảm rất nhiều. Tài sản bị mất giá chủ yếu là nợ địa ốc thiếu tiêu chuẩn ở Mỹ (subprime mortgages) và trái phiếu có thế chấp (collateralized debt obligations) - mà thế chấp phần lớn cũng là nợ địa ốc.
Trong hai quí vừa qua, các ngân hàng này phải công bố bị thua lỗ đến khoảng 130 tỉ đô la và vì thế giá cổ phiếu của các ngân hàng cũng bị giảm khoảng 30%-40% trong năm qua. Trong thời gian sắp tới, nhiều ngân hàng lại phải đối phó với hai nguy cơ mất giá tài sản khác.
Đó là mất giá tài sản dựa trên tín dụng tiêu dùng của tư nhân (consumer credit) và tài sản được bảo hiểm để có chỉ số tín dụng (credit rating) cao cấp. Các tài sản này bị mất giá vì các hãng bảo hiểm trái phiếu (bond insurers) cũng bị thua lỗ nặng nề do đầu tư vào trái phiếu có thề chấp bằng nợ địa ốc, cho nên có khả năng mất chỉ số tín dụng AAA.
Nếu các hãng bảo hiểm trái phiếu bị mất chỉ số tín dụng AAA, thì các trái phiếu mà họ bảo hiểm cũng bị giảm cấp và mất thị giá.
Mất giá tài sản một cách nặng nề như vậy làm cho tỷ lệ vốn cấp 1 (Tier 1 capital) của nhiều ngân hàng giảm từ khoảng 7-8% xuống còn trên 6%. Để hồi phục tỷ lệ vốn, các ngân hàng này phải tăng vốn (trong thời gian qua đã tăng khoảng 72 tỉ đô la phần lớn từ các quỹ đầu tư quốc gia - Sovereign Wealth Funds - ở các nước thị trường mới nổi), giảm cổ tức và giảm phát hành tín dụng. Điều này sẽ làm suy yếu nền kinh tế Mỹ vốn đã bị khủng hoảng trong khu vực địa ốc.
Trên cơ sở này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt bớt dự báo suất tăng trưởng GDP trong năm 2008 của Mỹ từ 1,9% xuống còn 1,5%, và của kinh tế thế giới từ 4,4% xuống 4,1%.
Tình hình kinh tế thế giới như kể trên đã đặt Việt Nam vào một tình trạng phức tạp. Là một nền kinh tế tương đối nhỏ và mở cửa (xuất và nhập khẩu bằng 150% GDP), Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của sự giảm tốc kinh tế thế giới –– suất tăng trưởng GDP có khả năng yếu hơn dự kiến (khoảng 8%).
Trong khi đó, Việt Nam bị thiếu hụt trong cân thanh toán vãng lai (trên 3% của GDP) và bội chi ngân sách (trên 6% của GDP). Quan trọng hơn cả, lạm phát tăng cao tới mức 14,11% trong tháng 1-2008 so với cùng kỳ năm ngoái, một phần là do tăng giá năng lượng và lương thực, nhưng phần lớn là do tăng phát hành tiền tệ và tín dụng quá nhanh trong thời gian dài.
Đây là các biểu hiện mất cân đối trong nền kinh tế vĩ mô, cần phải được khắc phục để giảm nguy cơ khủng hoảng kinh tế và tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Muốn như thế, Việt Nam cần có chính sách tài chánh và tiền tệ nhằm hỗ trợ cho việc giảm tốc kinh tế một cách nhẹ nhàng và từ tốn, giảm tốc độ phát hành tiền tệ và tín dụng để giảm lạm phát, và giảm thiếu hụt trong cán cân thanh toán vãng lai và trong ngân sách.
(Theo DanTri)
0 Responses to Suy thoái kinh tế Mỹ và Việt Nam
Something to say?