Cứu chứng khoán thì "những ai" sẽ được... cứu?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Sự kiện “ngày thứ hai đen tối” (18/2 - VN-Index và HASTC-Index xém tụt xuống -5%) đã thực sự chấm dứt những tấm gương cổ tích “giàu một đêm” của TTCK Việt Nam. Như thường lệ, sau những phản ánh “đậm màu bi thương” về màu bảng điện tử, hầu hết “nguyên nhân” và “giải pháp” lại được quy về phía…Chính phủ. Trên các diễn đàn, phương tiện truyền thông, trong câu chuyện của giới tài chính, đầu tư… đâu đâu cũng thấy những ý kiến kiểu Chính phủ cần làm thế này, Chính phủ phải có động thái kia, Chính phủ phải…
Liệu Chính phủ có phải là ngọn nguồn và giải pháp cho mọi vấn đề?
Hết thời “giàu một đêm”
Tối “ngày thứ hai đen tối”, lật giở lại những trang báo cũ từ cuối năm 2006 đến nay, tôi bỗng nhận thấy suốt một thời gian dài, cả nước bị cuốn vào TTCK trong trạng thái lạc quan quá mức. Nhan nhản trên mặt báo là những câu chuyện “đổi đời”, “giàu sau một đêm” nhờ CK. Sự lạc quan lên đến đỉnh điểm vào giữa năm 2007 khi rất nhiều trào lưu liên quan đến CK nở rộ: doanh nghiệp, Ngân hàng đua nhau lập công ty CK, các phương tiện truyền thông đua nhau mở kênh, thêm trang chuyên về đầu tư-tài chính, thậm chí chuyện phiếm ngoài đường cũng “nóng” nhất đề tài “xanh-đỏ”…
Một không khí lạc quan bao trùm như thể thị trường không thể có ngày 18/2 - khi tất cả các chỉ số đều đồng loạt giảm nặng nề, suýt soát -5% và tiếp tục giảm sâu xuống dưới 750 điểm vào các ngày tiếp theo.
Trong suốt thời gian dài “tươi sáng” đó, vai trò của Chính phủ không được nhắc đến nhiều. Nhưng khi chỉ cần thị trường “giảm màu xanh”, lập tức những tiếng kêu cứu đồng loạt xuất hiện, từ kiến nghị tăng room cho các nhà đầu tư nước ngoài đến việc yêu cầu Chính phủ hãm bớt nguồn cung để giữ giá cho những CP hiện hành.
Đặc biệt, “ngày thứ hai đen tối-18/2” được cho là phản ứng của thị trường trước những “chính sách bất cập” của Chính phủ như việc rút 20.300 tỉ đồng khỏi lưu thông qua phát hành tín phiếu bắt buộc, thay Chỉ thị 03 thay bằng Quyết định 03 thắt chặt hơn việc cho vay đầu tư chứng khoán...
Thậm chí, nhiều chuyên gia kinh tế, chứng khoán còn nói thẳng là thị trường “đen tối” là do chính sách điều hành của Chính phủ, rằng Chính phủ đã “hy sinh” TTCK để chống lạm phát.
Sự thật là thế nào?
Rõ ràng không phủ nhận những tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, cũng đã đến lúc các nhà đầu tư “tỉnh mộng” bởi những câu chuyện cổ tích “giàu sau một đêm nhờ CK” đã hết thời. Sẽ chẳng bao giờ lặp lại cơ hội may mắn như năm 2006 khi hầu như ai nắm cổ phiếu cũng có lãi. Thời thị trường “nhá nhem” và “ăn may” nhờ những yếu tố đột biến đã chấm dứt. Không có thị trường nào chỉ mãi mãi tăng trưởng-ngay cả khi các công ty niêm yết vẫn đang ăn nên làm ra. Thực tế, thị trường đang tục dốc cho dù kết quả kinh doanh của hầu hết các công ty niêm yết vẫn rất tốt, mùa trả cổ tức đang đến.
Điều đó cho thấy, TTCK đã bị đẩy quá xa giá trị thực từ gốc công ty niêm yết mà vận hành theo kỳ vọng -luôn luôn tham lam- của các nhà đầu tư. Bằng chứng là chỉ hơn 1 năm sôi động, mức vốn hóa của 250 công ty niêm yết trên TTCK đã chiếm đến 41% GDP trong khi số lượng doanh nghiệp của cả nước là 300.000 và phần lớn các “đại gia” vẫn chưa lên sàn. Số lượng các công ty chứng khoán đã tăng lên gấp 5 lần so với năm 2006 với gần 100 công ty đã được cấp phép và 80 công ty nữa đang xin gia nhập thị trường. Đó là những con số quá lớn so với quy mô nền kinh tế khoảng 70 tỷ USD và 250 công ty niêm yết.
Do đó, không phải đợi đến khi có tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ từ phía Chính phủ thị trường mới “đỏ sàn”. Mấy tháng cuối năm, VN Index và HASTC Index đã nhiều lần trồi sụt. Đơn giản thị trường nào cũng có lúc lên xuống và vận hành theo quy luật của nó chứ không thể cứ tươi sáng mãi như mong muốn của các nhà đầu tư.
Can thiệp vì ai?
Tết năm 2007, trong câu chuyện quanh bàn trà xuân tôi được nghe một số chuyên gia chứng khoán bình luận sôi nổi về tương lai thị trường. Có một vị sau khi khẳng định chắc như đinh đóng cột về triển vọng siêu lợi nhuận của thị trường năm 2007 đã đế thêm một câu “không thể đi xuống vì TTCK của ta vẫn được Chính phủ bảo hành”.
Có vẻ như quan điểm “Chính phủ bảo hành” đã phổ biến trong giới đầu tư vì vậy, hễ thị trường đi xuống là họ kêu cứu, kiến nghị ngược xuôi lên Chính phủ mà quên mất trồi sụt, được mất là câu chuyện thường ngày thời thị trường.
Điều này lẽ ra càng phải hiển nhiên trên TTCK-đỉnh cao của nền kinh tế thị trường. Thế nhưng thật buồn cười là hễ thị trường xuống là ngay lập tức các báo ngày hôm sau đồng loạt “chạy” những cái từ ngữ rất đáng sợ kiểu “nhuộm đỏ sàn”, “cứu nguy”, “thê thảm”, “tháo chạy”… Thường cuối các bài viết bao giờ cũng có những câu đai loại như “các cơ quan chức năng cần có chính sách đồng bộ, dài hạn…” hoặc những phát biểu của các chuyên gia abc nào đó về việc “Chính phủ cần có biện pháp xyz… để cứu thị trường”.
ấn đề là tại sao phải cứu và cứu ai?
Trước hết quay lại giai đoạn đầu hưng phấn của TTCK. Từ giữa 2006 đến đầu 2007- nguồn cung ít ỏi đã đẩy giá CP vượt xa mọi tưởng tượng của các nhà đầu tư. Khắp nơi sôi sục lùng mua bằng được càng nhiều CP càng tốt bất kể đã niêm yết hay chưa. Có cảm tưởng trong giai đọan này tất cả mọi người đều thắng. Thị trường hân hoan, nhà đầu tư nhiều người “đổi đời”.
Tuy nhiên, vận may 2006 là cơ hội hiếm có và đặc biệt, không thể tồn tại mãi. Nhiều công ty thấy “bở” từ việc huy động vốn dễ dàng trên TTCK đã chạy đua lên sàn. Việc IPO của các DNNN thay vì mục tiêu bán bớt cổ phần Nhà nước lại nhấn mạnh vào mục tiêu mở rộng quy mô vốn. Cung tăng mạnh khiến thị trường trở lại trạng thái cân bằng hơn về cung-cầu. Chưa kể danh mục những CP tiềm năng đang lấp ló ngoài kia khi nhiều DNNN lớn đã lên được lịch IPO như Mobifone, Incombank, Agribank...
Hàng nhiều, chất lượng hơn rõ ràng khiến những người nắm CP trước kia được đẩy quá cao như FPT, REE, SAM, TDH, SJS, ABC, PPC… phải lo lắng vì không có cách nào “đẩy” được những “CP quý tộc” này đi mà không lỗ. Bài ca “kêu cứu” lại xuất hiện với những kiến nghị phi thị trường như kiểm soát nguồn cung, để giữ giá cho những CP hiện hành. Đó là đòi hỏi phi lý vì TTCK Việt Nam hiện vẫn quá bé nhỏ mới chỉ có 250 DN niêm yết. Không thể vì bảo toàn vốn cho các nhà đầu tư – đã hưởng lợi quá nhiều từ việc “lướt sóng” siêu lợi nhuận năm trước mà trì hoãn cơ hội lên sàn của rất nhiều doanh nghiệp khác.
Chưa kể, kế hoạch CPH của Chính phủ cũng bị ảnh hưởng mạnh từ những động thái trì hoãn này. Sau khi Bảo Việt rồi Vietcombank IPO không như kỳ vọng, khá nhiều “đại gia” khác như Incombank, Mobifone… hoãn binh chờ thời.
Đứng từ góc độ kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lỡ cơ hội “gặt hái” khi thị trường nóng nhất là cuối 2006 - giữa 2007 cũng đang “ém hàng” với kỳ vọng vào “cây đũa thần” chính sách của Chính phủ để có thể lặp lại cơ hội “tranh mua” như trước. Đó là lý do vì sao khi Chính phủ đưa ra các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ đã khiến nhiều người kêu than đến vậy, thậm chí nhiều người còn cho rằng những biện pháp của Chính phủ gây một cuộc khủng hoảng niềm tin…
Dễ hiểu thôi, quyền lợi của họ bị ảnh hưởng, họ phải kêu. Bài toán của Chính phủ là lo cho quyền lợi của những người đang kẹt vốn vì nắm toàn CP “đỉnh” không đẩy đi được hay cho bức tranh tổng thể của toàn thị trường. Liệu những tiếng kêu cứu đó có đại diện cho nền kinh tế?
(Theo VietTimes)
Liệu Chính phủ có phải là ngọn nguồn và giải pháp cho mọi vấn đề?
Hết thời “giàu một đêm”
Tối “ngày thứ hai đen tối”, lật giở lại những trang báo cũ từ cuối năm 2006 đến nay, tôi bỗng nhận thấy suốt một thời gian dài, cả nước bị cuốn vào TTCK trong trạng thái lạc quan quá mức. Nhan nhản trên mặt báo là những câu chuyện “đổi đời”, “giàu sau một đêm” nhờ CK. Sự lạc quan lên đến đỉnh điểm vào giữa năm 2007 khi rất nhiều trào lưu liên quan đến CK nở rộ: doanh nghiệp, Ngân hàng đua nhau lập công ty CK, các phương tiện truyền thông đua nhau mở kênh, thêm trang chuyên về đầu tư-tài chính, thậm chí chuyện phiếm ngoài đường cũng “nóng” nhất đề tài “xanh-đỏ”…
Một không khí lạc quan bao trùm như thể thị trường không thể có ngày 18/2 - khi tất cả các chỉ số đều đồng loạt giảm nặng nề, suýt soát -5% và tiếp tục giảm sâu xuống dưới 750 điểm vào các ngày tiếp theo.
Trong suốt thời gian dài “tươi sáng” đó, vai trò của Chính phủ không được nhắc đến nhiều. Nhưng khi chỉ cần thị trường “giảm màu xanh”, lập tức những tiếng kêu cứu đồng loạt xuất hiện, từ kiến nghị tăng room cho các nhà đầu tư nước ngoài đến việc yêu cầu Chính phủ hãm bớt nguồn cung để giữ giá cho những CP hiện hành.
Đặc biệt, “ngày thứ hai đen tối-18/2” được cho là phản ứng của thị trường trước những “chính sách bất cập” của Chính phủ như việc rút 20.300 tỉ đồng khỏi lưu thông qua phát hành tín phiếu bắt buộc, thay Chỉ thị 03 thay bằng Quyết định 03 thắt chặt hơn việc cho vay đầu tư chứng khoán...
Thậm chí, nhiều chuyên gia kinh tế, chứng khoán còn nói thẳng là thị trường “đen tối” là do chính sách điều hành của Chính phủ, rằng Chính phủ đã “hy sinh” TTCK để chống lạm phát.
Sự thật là thế nào?
Rõ ràng không phủ nhận những tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, cũng đã đến lúc các nhà đầu tư “tỉnh mộng” bởi những câu chuyện cổ tích “giàu sau một đêm nhờ CK” đã hết thời. Sẽ chẳng bao giờ lặp lại cơ hội may mắn như năm 2006 khi hầu như ai nắm cổ phiếu cũng có lãi. Thời thị trường “nhá nhem” và “ăn may” nhờ những yếu tố đột biến đã chấm dứt. Không có thị trường nào chỉ mãi mãi tăng trưởng-ngay cả khi các công ty niêm yết vẫn đang ăn nên làm ra. Thực tế, thị trường đang tục dốc cho dù kết quả kinh doanh của hầu hết các công ty niêm yết vẫn rất tốt, mùa trả cổ tức đang đến.
Điều đó cho thấy, TTCK đã bị đẩy quá xa giá trị thực từ gốc công ty niêm yết mà vận hành theo kỳ vọng -luôn luôn tham lam- của các nhà đầu tư. Bằng chứng là chỉ hơn 1 năm sôi động, mức vốn hóa của 250 công ty niêm yết trên TTCK đã chiếm đến 41% GDP trong khi số lượng doanh nghiệp của cả nước là 300.000 và phần lớn các “đại gia” vẫn chưa lên sàn. Số lượng các công ty chứng khoán đã tăng lên gấp 5 lần so với năm 2006 với gần 100 công ty đã được cấp phép và 80 công ty nữa đang xin gia nhập thị trường. Đó là những con số quá lớn so với quy mô nền kinh tế khoảng 70 tỷ USD và 250 công ty niêm yết.
Do đó, không phải đợi đến khi có tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ từ phía Chính phủ thị trường mới “đỏ sàn”. Mấy tháng cuối năm, VN Index và HASTC Index đã nhiều lần trồi sụt. Đơn giản thị trường nào cũng có lúc lên xuống và vận hành theo quy luật của nó chứ không thể cứ tươi sáng mãi như mong muốn của các nhà đầu tư.
Can thiệp vì ai?
Tết năm 2007, trong câu chuyện quanh bàn trà xuân tôi được nghe một số chuyên gia chứng khoán bình luận sôi nổi về tương lai thị trường. Có một vị sau khi khẳng định chắc như đinh đóng cột về triển vọng siêu lợi nhuận của thị trường năm 2007 đã đế thêm một câu “không thể đi xuống vì TTCK của ta vẫn được Chính phủ bảo hành”.
Có vẻ như quan điểm “Chính phủ bảo hành” đã phổ biến trong giới đầu tư vì vậy, hễ thị trường đi xuống là họ kêu cứu, kiến nghị ngược xuôi lên Chính phủ mà quên mất trồi sụt, được mất là câu chuyện thường ngày thời thị trường.
Điều này lẽ ra càng phải hiển nhiên trên TTCK-đỉnh cao của nền kinh tế thị trường. Thế nhưng thật buồn cười là hễ thị trường xuống là ngay lập tức các báo ngày hôm sau đồng loạt “chạy” những cái từ ngữ rất đáng sợ kiểu “nhuộm đỏ sàn”, “cứu nguy”, “thê thảm”, “tháo chạy”… Thường cuối các bài viết bao giờ cũng có những câu đai loại như “các cơ quan chức năng cần có chính sách đồng bộ, dài hạn…” hoặc những phát biểu của các chuyên gia abc nào đó về việc “Chính phủ cần có biện pháp xyz… để cứu thị trường”.
ấn đề là tại sao phải cứu và cứu ai?
Trước hết quay lại giai đoạn đầu hưng phấn của TTCK. Từ giữa 2006 đến đầu 2007- nguồn cung ít ỏi đã đẩy giá CP vượt xa mọi tưởng tượng của các nhà đầu tư. Khắp nơi sôi sục lùng mua bằng được càng nhiều CP càng tốt bất kể đã niêm yết hay chưa. Có cảm tưởng trong giai đọan này tất cả mọi người đều thắng. Thị trường hân hoan, nhà đầu tư nhiều người “đổi đời”.
Tuy nhiên, vận may 2006 là cơ hội hiếm có và đặc biệt, không thể tồn tại mãi. Nhiều công ty thấy “bở” từ việc huy động vốn dễ dàng trên TTCK đã chạy đua lên sàn. Việc IPO của các DNNN thay vì mục tiêu bán bớt cổ phần Nhà nước lại nhấn mạnh vào mục tiêu mở rộng quy mô vốn. Cung tăng mạnh khiến thị trường trở lại trạng thái cân bằng hơn về cung-cầu. Chưa kể danh mục những CP tiềm năng đang lấp ló ngoài kia khi nhiều DNNN lớn đã lên được lịch IPO như Mobifone, Incombank, Agribank...
Hàng nhiều, chất lượng hơn rõ ràng khiến những người nắm CP trước kia được đẩy quá cao như FPT, REE, SAM, TDH, SJS, ABC, PPC… phải lo lắng vì không có cách nào “đẩy” được những “CP quý tộc” này đi mà không lỗ. Bài ca “kêu cứu” lại xuất hiện với những kiến nghị phi thị trường như kiểm soát nguồn cung, để giữ giá cho những CP hiện hành. Đó là đòi hỏi phi lý vì TTCK Việt Nam hiện vẫn quá bé nhỏ mới chỉ có 250 DN niêm yết. Không thể vì bảo toàn vốn cho các nhà đầu tư – đã hưởng lợi quá nhiều từ việc “lướt sóng” siêu lợi nhuận năm trước mà trì hoãn cơ hội lên sàn của rất nhiều doanh nghiệp khác.
Chưa kể, kế hoạch CPH của Chính phủ cũng bị ảnh hưởng mạnh từ những động thái trì hoãn này. Sau khi Bảo Việt rồi Vietcombank IPO không như kỳ vọng, khá nhiều “đại gia” khác như Incombank, Mobifone… hoãn binh chờ thời.
Đứng từ góc độ kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lỡ cơ hội “gặt hái” khi thị trường nóng nhất là cuối 2006 - giữa 2007 cũng đang “ém hàng” với kỳ vọng vào “cây đũa thần” chính sách của Chính phủ để có thể lặp lại cơ hội “tranh mua” như trước. Đó là lý do vì sao khi Chính phủ đưa ra các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ đã khiến nhiều người kêu than đến vậy, thậm chí nhiều người còn cho rằng những biện pháp của Chính phủ gây một cuộc khủng hoảng niềm tin…
Dễ hiểu thôi, quyền lợi của họ bị ảnh hưởng, họ phải kêu. Bài toán của Chính phủ là lo cho quyền lợi của những người đang kẹt vốn vì nắm toàn CP “đỉnh” không đẩy đi được hay cho bức tranh tổng thể của toàn thị trường. Liệu những tiếng kêu cứu đó có đại diện cho nền kinh tế?
(Theo VietTimes)
0 Responses to Cứu chứng khoán thì "những ai" sẽ được... cứu?
Something to say?