Chỉ số chứng khoán sẽ xuống đến đâu?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Vào ngày 12.3.2007 khi chỉ số chứng khoán ở TP.HCM (VN-Index) đạt 1.174 điểm, tác giả bài viết này đã có bài với nội dung "đã vượt qua đỉnh sang dốc bên kia". Bài báo đó đã được Báo Thanh Niên đăng và đến nay tình hình diễn biến đúng như cảnh báo.
Ngay từ lúc đó tôi đã cho rằng: khi giá bất động sản tăng, giá vàng tăng, đặc biệt khi biết rằng nhiều nhà đầu tư cá nhân đã vay ngân hàng để đầu tư chứng khoán, thì chỉ cần Ngân hàng Nhà nước "thắt chặt" cho vay đầu tư chứng khoán, thì chỉ số chứng khoán chẳng những không tăng mà còn giảm. Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước ngay từ khi ra đời không chỉ "bị" các nhà đầu tư, các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ, nhưng đã cho vay đầu tư chứng khoán lớn không đồng thuận, mà còn bị nhiều chuyên gia phản đối. Ngay từ lúc đó, trên cơ sở dự báo về khả năng lạm phát lên cao, tôi đã viết bài đưa ra quan điểm, coi Chỉ thị 03 là "nhất cử tam tứ tiện". Quả là đến cuối năm, nếu không có công cụ 03 và chứng khoán vẫn "đao" xuống thì không biết lạm phát sẽ cao đến mức nào, chắc chắn sẽ không dừng lại ở mức 12,63% mà có thể còn vượt 15%!
Đứng trước tình hình lạm phát ở mức cao (tháng 1.2008 tăng 2,38%, tháng 2 có thể còn tăng cao hơn nữa, ước tính có thể lên đến 3% - tính chung 2 tháng có thể tăng tới 5,5% - và nếu xăng dầu trong nước tăng giá, vì giá thế giới đã tăng lên, hiện đã vượt qua mốc 100 USD/thùng, thì tháng 3 giá sẽ không giảm như những năm trước mà sẽ tăng, thậm chí tăng cao), Chính phủ đã chỉ đạo phải kiềm chế lạm phát. Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra biện pháp với các đặc trưng: như áp dụng gần như tất cả các biện pháp; các biện pháp đều khá mạnh, không phải là "thắt chặt" mà là "siết chặt"; không chỉ nhằm kéo giá tiêu dùng xuống mà còn kéo giá bất động sản xuống; tác động nhiều chiều không chỉ đối với xã hội mà cũng nhân đó chấn chỉnh các doanh nghiệp trong hệ thống do Ngân hàng Nhà nước có chức năng, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước.
Cần phải nói khá dài dòng như vậy, bởi vẫn còn có những ý kiến không đồng thuận với các giải pháp của Ngân hàng Nhà nước. Trong các ý kiến không đồng thuận nhiều nhất, có lẽ là của các nhà đầu tư, các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Bởi VN-Index ngày 21.2 đã xuống mức 710,45 điểm và HaSTC-Index cũng đã giảm xuống còn 237,89 điểm. Như vậy, VN-Index không chỉ thấp hơn tới gần 40% so với đỉnh điểm trước đây, mà còn thấp hơn cả mức 750 điểm vào cuối năm 2006; HaSTC-Index cũng chỉ còn bằng 51,7% đỉnh điểm. Nhiều chuyên gia dự đoán, VN-Index sẽ còn đang “đao” xuống, nhằm đến dưới ngưỡng 700 điểm; còn HaSTC-Index có thể còn đang “đao” xuống, nhằm đến mốc 200 điểm.
Lý giải dự đoán trên, các chuyên gia đã đưa ra các nguyên nhân. Có nguyên nhân do chính sách tiền tệ đang được thắt chặt, nguồn tiền từ ngân hàng thương mại ra để hỗ trợ cầu chứng khoán sẽ ít, hoặc không còn, thậm chí còn giảm để chạy ngược lại ngân hàng. Số tiền từ chứng khoán sang bất động sản cũng khó mà chảy ngược lại chứng khoán vì việc mua bán bất động sản đâu dễ. Một lượng tiền không nhỏ cũng sẽ chảy vào kênh gửi tiết kiệm.
(Theo ThanhNien)
Ngay từ lúc đó tôi đã cho rằng: khi giá bất động sản tăng, giá vàng tăng, đặc biệt khi biết rằng nhiều nhà đầu tư cá nhân đã vay ngân hàng để đầu tư chứng khoán, thì chỉ cần Ngân hàng Nhà nước "thắt chặt" cho vay đầu tư chứng khoán, thì chỉ số chứng khoán chẳng những không tăng mà còn giảm. Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước ngay từ khi ra đời không chỉ "bị" các nhà đầu tư, các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ, nhưng đã cho vay đầu tư chứng khoán lớn không đồng thuận, mà còn bị nhiều chuyên gia phản đối. Ngay từ lúc đó, trên cơ sở dự báo về khả năng lạm phát lên cao, tôi đã viết bài đưa ra quan điểm, coi Chỉ thị 03 là "nhất cử tam tứ tiện". Quả là đến cuối năm, nếu không có công cụ 03 và chứng khoán vẫn "đao" xuống thì không biết lạm phát sẽ cao đến mức nào, chắc chắn sẽ không dừng lại ở mức 12,63% mà có thể còn vượt 15%!
Đứng trước tình hình lạm phát ở mức cao (tháng 1.2008 tăng 2,38%, tháng 2 có thể còn tăng cao hơn nữa, ước tính có thể lên đến 3% - tính chung 2 tháng có thể tăng tới 5,5% - và nếu xăng dầu trong nước tăng giá, vì giá thế giới đã tăng lên, hiện đã vượt qua mốc 100 USD/thùng, thì tháng 3 giá sẽ không giảm như những năm trước mà sẽ tăng, thậm chí tăng cao), Chính phủ đã chỉ đạo phải kiềm chế lạm phát. Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra biện pháp với các đặc trưng: như áp dụng gần như tất cả các biện pháp; các biện pháp đều khá mạnh, không phải là "thắt chặt" mà là "siết chặt"; không chỉ nhằm kéo giá tiêu dùng xuống mà còn kéo giá bất động sản xuống; tác động nhiều chiều không chỉ đối với xã hội mà cũng nhân đó chấn chỉnh các doanh nghiệp trong hệ thống do Ngân hàng Nhà nước có chức năng, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước.
Cần phải nói khá dài dòng như vậy, bởi vẫn còn có những ý kiến không đồng thuận với các giải pháp của Ngân hàng Nhà nước. Trong các ý kiến không đồng thuận nhiều nhất, có lẽ là của các nhà đầu tư, các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Bởi VN-Index ngày 21.2 đã xuống mức 710,45 điểm và HaSTC-Index cũng đã giảm xuống còn 237,89 điểm. Như vậy, VN-Index không chỉ thấp hơn tới gần 40% so với đỉnh điểm trước đây, mà còn thấp hơn cả mức 750 điểm vào cuối năm 2006; HaSTC-Index cũng chỉ còn bằng 51,7% đỉnh điểm. Nhiều chuyên gia dự đoán, VN-Index sẽ còn đang “đao” xuống, nhằm đến dưới ngưỡng 700 điểm; còn HaSTC-Index có thể còn đang “đao” xuống, nhằm đến mốc 200 điểm.
Lý giải dự đoán trên, các chuyên gia đã đưa ra các nguyên nhân. Có nguyên nhân do chính sách tiền tệ đang được thắt chặt, nguồn tiền từ ngân hàng thương mại ra để hỗ trợ cầu chứng khoán sẽ ít, hoặc không còn, thậm chí còn giảm để chạy ngược lại ngân hàng. Số tiền từ chứng khoán sang bất động sản cũng khó mà chảy ngược lại chứng khoán vì việc mua bán bất động sản đâu dễ. Một lượng tiền không nhỏ cũng sẽ chảy vào kênh gửi tiết kiệm.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Chỉ số chứng khoán sẽ xuống đến đâu?
Something to say?