Sẽ thêm các biện pháp kích cầu
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trong 1 - 2 ngày tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ ban hành Chương trình hành động phát triển thị trường chứng khoán năm 2008. Tiến sĩ Nguyễn Sơn (ảnh), Trưởng ban Phát triển thị trường (UBCKNN) cho biết:
- UBCKNN đã nghiên cứu đưa vào nội dung của Chương trình phát triển thị trường chứng khoán năm 2008, trình Bộ Tài chính việc áp dụng một số kỹ thuật nghiệp vụ khác như: nhà đầu tư được phép mở nhiều tài khoản, được phép mua và bán cùng một loại cổ phiếu trong ngày giao dịch... Nếu các biện pháp này được mở cũng sẽ là biện pháp kích cầu.
* UBCKNN ban hành Chương trình hành động vào đúng lúc chỉ số VN-Index rơi tự do, đây có phải là một động tác để thúc đẩy thị trường?
- Thị trường rơi tự do hay không, không liên quan đến việc đưa giải pháp này. Thị trường tốt hay xấu thì hằâng năm vẫn phải đưa ra chiến lược phát triển chứ không phải thị trường xấu nên mới đưa ra. Tất nhiên kế hoạch cụ thể của hằâng năm cũng dựa vào thực tiễn của thị trường. Giả sử nó tăng trưởng nóng quá thì cũng có giải pháp điều chỉnh cho hợp lý, "lạnh" quá thì giải pháp sẽ phải tập trung vào cái gì. Còn nó yếu kém về khung thể chế, pháp lý thì phải đẩy nó lên.
* Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các cơ quan chức năng đang tìm cách để kiềm chế lạm phát nhưng các giải pháp để kiềm chế lạm phát thì lại ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, ông thấy sao?
- Ngày 21.2, Hội đồng tài chính tiền tệ quốc gia họp, trong đó có những vấn đề được đưa ra bàn về chính sách liên quan đến thị trường tiền tệ. Hiện nay mục tiêu đưa ra là kiểm soát lạm phát và kiềm chế lạm phát dưới mức tăng trưởng 9% do Quốc hội đưa ra. Tuy nhiên, diễn biến của thị trường trong 2 tháng đầu năm với chỉ số giá đã đến 6%. Như vậy trong 10 tháng còn lại, phải giữ ở mức 3% là việc rất khó. Nhiệm vụ kiểm soát lạm phát dẫn đến chính sách thắt chặt quản lý tiền tệ là điều mà Ngân hàng Nhà nước đang phải làm. Đơn giản nhất của thắt chặt là hút lại tiền lưu thông về, và có thể sử dụng nhiều kênh: tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu ngân hàng trung ương hoặc phát hành tín phiếu thương mại bắt buộc... Việc thu lượng cung tiền đồng về sẽ làm giảm sức ép về tăng cung tiền, giảm lạm phát. Đương nhiên việc này sẽ tác động đến tổng cầu đầu tư cho thị trường chứng khoán. Hiện có cảm giác thị trường chứng khoán đang thiếu tiền, nhìn có vẻ hàng thừa, điều này tạo sức ép tâm lý đối với nhà đầu tư.
* UBCKNN rất tích cực trong việc thúc đẩy thị trường nhưng thị trường vẫn lao dốc?
- UBCKNN hỗ trợ thị trường và tâm lý của nhà đầu tư trong giới hạn của mình, vì điều hành chính sách kinh tế vĩ mô có rất nhiều mảng. Mục tiêu của ta hiện nay là kiểm soát lạm phát và mục tiêu tăng trưởng thì phải xác định mục tiêu nào là cơ bản. Nếu chính sách tiền tệ thắt chặt quá trong khi lãi suất cho vay cao thì làm sao doanh nghiệp chấp nhận được và như vậy doanh nghiệp sẽ hoạt động khó khăn.
(Theo ThanhNien)
- UBCKNN đã nghiên cứu đưa vào nội dung của Chương trình phát triển thị trường chứng khoán năm 2008, trình Bộ Tài chính việc áp dụng một số kỹ thuật nghiệp vụ khác như: nhà đầu tư được phép mở nhiều tài khoản, được phép mua và bán cùng một loại cổ phiếu trong ngày giao dịch... Nếu các biện pháp này được mở cũng sẽ là biện pháp kích cầu.
* UBCKNN ban hành Chương trình hành động vào đúng lúc chỉ số VN-Index rơi tự do, đây có phải là một động tác để thúc đẩy thị trường?
- Thị trường rơi tự do hay không, không liên quan đến việc đưa giải pháp này. Thị trường tốt hay xấu thì hằâng năm vẫn phải đưa ra chiến lược phát triển chứ không phải thị trường xấu nên mới đưa ra. Tất nhiên kế hoạch cụ thể của hằâng năm cũng dựa vào thực tiễn của thị trường. Giả sử nó tăng trưởng nóng quá thì cũng có giải pháp điều chỉnh cho hợp lý, "lạnh" quá thì giải pháp sẽ phải tập trung vào cái gì. Còn nó yếu kém về khung thể chế, pháp lý thì phải đẩy nó lên.
* Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các cơ quan chức năng đang tìm cách để kiềm chế lạm phát nhưng các giải pháp để kiềm chế lạm phát thì lại ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, ông thấy sao?
- Ngày 21.2, Hội đồng tài chính tiền tệ quốc gia họp, trong đó có những vấn đề được đưa ra bàn về chính sách liên quan đến thị trường tiền tệ. Hiện nay mục tiêu đưa ra là kiểm soát lạm phát và kiềm chế lạm phát dưới mức tăng trưởng 9% do Quốc hội đưa ra. Tuy nhiên, diễn biến của thị trường trong 2 tháng đầu năm với chỉ số giá đã đến 6%. Như vậy trong 10 tháng còn lại, phải giữ ở mức 3% là việc rất khó. Nhiệm vụ kiểm soát lạm phát dẫn đến chính sách thắt chặt quản lý tiền tệ là điều mà Ngân hàng Nhà nước đang phải làm. Đơn giản nhất của thắt chặt là hút lại tiền lưu thông về, và có thể sử dụng nhiều kênh: tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu ngân hàng trung ương hoặc phát hành tín phiếu thương mại bắt buộc... Việc thu lượng cung tiền đồng về sẽ làm giảm sức ép về tăng cung tiền, giảm lạm phát. Đương nhiên việc này sẽ tác động đến tổng cầu đầu tư cho thị trường chứng khoán. Hiện có cảm giác thị trường chứng khoán đang thiếu tiền, nhìn có vẻ hàng thừa, điều này tạo sức ép tâm lý đối với nhà đầu tư.
* UBCKNN rất tích cực trong việc thúc đẩy thị trường nhưng thị trường vẫn lao dốc?
- UBCKNN hỗ trợ thị trường và tâm lý của nhà đầu tư trong giới hạn của mình, vì điều hành chính sách kinh tế vĩ mô có rất nhiều mảng. Mục tiêu của ta hiện nay là kiểm soát lạm phát và mục tiêu tăng trưởng thì phải xác định mục tiêu nào là cơ bản. Nếu chính sách tiền tệ thắt chặt quá trong khi lãi suất cho vay cao thì làm sao doanh nghiệp chấp nhận được và như vậy doanh nghiệp sẽ hoạt động khó khăn.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Sẽ thêm các biện pháp kích cầu
Something to say?