Thông tin kinh tế tích cực và giá dầu giảm đã giúp cổ phiếu tại phố Wall đóng cửa cao hơn ngày hôm trước, dù một số tin xấu tiếp tục xuất hiện ở các ngân hàng và tập đoàn tài chính.
Kết thúc phiên giao dịch 25/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones đang ở mức 11.370,69 điểm, tăng 0,19%. Chỉ số Nasdaq đóng cửa tại 2.310,53 điểm, đi lên 1,33%. Chỉ số Standard & Poor 500 (S&P 500) cộng thêm 0,42% chốt tại 1.257,76 điểm.
Sau tuần qua, chỉ số Dow Jones giảm 1,09%. Chỉ số Nasdaq tăng 1,22%, và S&P 500 giảm 0,23%.
Nhà đầu tư tại phố Wall đã có một ngày tốt lành nhờ giá dầu giảm và đang tiếp cận mốc 120 điểm. Ảnh: bloomberg.com.
Chứng khoán Mỹ tăng ngay sau giờ mở cửa nhờ số liệu thống kê cao bất ngờ về đơn đặt hàng tại các nhà máy. Thị trường tiếp tục tăng tốc khi giá dầu giảm mạnh và một số thông tin tích cực đến từ thị trường nhà đất.
Tuy nhiên, một số blue chip tài chính giảm điểm nhanh chóng sau khi Standard & Poor đánh giá khá tiêu cực về hai nhà khổng lồ trong lĩnh vực cho vay cầm cố Freddie Mac và Fannie Mae.
Đơn đặt hàng sản xuất các mặt hàng bền (ôtô, thiết bị, máy móc..) tăng một cách bất ngờ trong tháng sáu, theo thông tin từ Bộ Thương mại Mỹ. So với tháng trước số lượng đơn đặt hàng tăng 0,8%, cao hơn rất nhiều so với dự đoán 0,4% của các chuyên gia.
Cục Thống kê quốc gia này cho hay, doanh số bán nhà mới xây giảm 0,6% trong tháng sáu. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn khả quan hơn dự tính của giới phân tích nên đây vẫn được coi là một tín hiệu tích cực từ thị trường nhà đất.
Ông Peter Cardillo, Nhà Kinh tế Thị trường tại Avalon Partners, cho biết tất cả các thông tin đều tốt hơn dự kiến đã tác động tốt đến các chỉ số chính. Bên cạnh đó sau khi giảm hơn 2% vào thứ năm, phố Wall cũng điều chỉnh lại theo hướng đi lên.
Sau chuỗi vài ngày tăng điểm liên tiếp, nhiều ngân hàng đã mất điểm trong ngày cuối tuần. Cổ phiếu của một loạt các đại gia ngân hàng như Wachovia, Citigroup, Bank of America cùng đi xuống.
Dẫu sao, đạo luật cho phép Chính phủ có thể hỗ trợ cho Fannie và Freedie, và thị trường cầm cố nói chung, đã được thông qua. Đây có thể coi là một tin tốt cho thị trường tín dụng và cầm cố tại Mỹ.
Dầu giảm 2,23 đôla và kết thúc tuần giao dịch tại 123,26 đôla một thùng. Kể từ 11/7 tới nay, dầu đã giảm tới 24 đôla.
Các chuyên gia nhận định giá nhiên liệu càng giảm, phố Wall càng đi lên. Nếu dầu tụt xuống và duy trì dưới ở 120 đôla một thùng, phố Wall chắc chắn sẽ được hưởng lợi lớn.
Chứng khoán Nhật có một tuần đi lên. Chỉ số Nikkei 225 giảm 1,97% trong phiên cuối tuần nhưng chung cuộc sau một tuần đã đi lên 4,2%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1,5% và tiến thêm 3,96% so với thứ sáu tuần trước. Chứng khoán Trung Quốc chứng kiến chỉ số tổng hợp Shang Hai của nước này cộng thêm 3,12% sau tuần qua. Trong phiên cuối tuần, chỉ số này giảm 1,55%.
Tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh có mức giảm tuần 0,44% và 0,18% trong ngày 25/7. Cùng ngày, chứng khoán Đức và Pháp biến động trái chiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,76% trong khi DAX của Đức giảm 0,06%. Hai chỉ số cao hơn tuần trước lần lượt là 1,9% và 0,85%.
Kết thúc phiên giao dịch 25/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones đang ở mức 11.370,69 điểm, tăng 0,19%. Chỉ số Nasdaq đóng cửa tại 2.310,53 điểm, đi lên 1,33%. Chỉ số Standard & Poor 500 (S&P 500) cộng thêm 0,42% chốt tại 1.257,76 điểm.
Sau tuần qua, chỉ số Dow Jones giảm 1,09%. Chỉ số Nasdaq tăng 1,22%, và S&P 500 giảm 0,23%.
Nhà đầu tư tại phố Wall đã có một ngày tốt lành nhờ giá dầu giảm và đang tiếp cận mốc 120 điểm. Ảnh: bloomberg.com.
Chứng khoán Mỹ tăng ngay sau giờ mở cửa nhờ số liệu thống kê cao bất ngờ về đơn đặt hàng tại các nhà máy. Thị trường tiếp tục tăng tốc khi giá dầu giảm mạnh và một số thông tin tích cực đến từ thị trường nhà đất.
Tuy nhiên, một số blue chip tài chính giảm điểm nhanh chóng sau khi Standard & Poor đánh giá khá tiêu cực về hai nhà khổng lồ trong lĩnh vực cho vay cầm cố Freddie Mac và Fannie Mae.
Đơn đặt hàng sản xuất các mặt hàng bền (ôtô, thiết bị, máy móc..) tăng một cách bất ngờ trong tháng sáu, theo thông tin từ Bộ Thương mại Mỹ. So với tháng trước số lượng đơn đặt hàng tăng 0,8%, cao hơn rất nhiều so với dự đoán 0,4% của các chuyên gia.
Cục Thống kê quốc gia này cho hay, doanh số bán nhà mới xây giảm 0,6% trong tháng sáu. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn khả quan hơn dự tính của giới phân tích nên đây vẫn được coi là một tín hiệu tích cực từ thị trường nhà đất.
Ông Peter Cardillo, Nhà Kinh tế Thị trường tại Avalon Partners, cho biết tất cả các thông tin đều tốt hơn dự kiến đã tác động tốt đến các chỉ số chính. Bên cạnh đó sau khi giảm hơn 2% vào thứ năm, phố Wall cũng điều chỉnh lại theo hướng đi lên.
Sau chuỗi vài ngày tăng điểm liên tiếp, nhiều ngân hàng đã mất điểm trong ngày cuối tuần. Cổ phiếu của một loạt các đại gia ngân hàng như Wachovia, Citigroup, Bank of America cùng đi xuống.
Dẫu sao, đạo luật cho phép Chính phủ có thể hỗ trợ cho Fannie và Freedie, và thị trường cầm cố nói chung, đã được thông qua. Đây có thể coi là một tin tốt cho thị trường tín dụng và cầm cố tại Mỹ.
Dầu giảm 2,23 đôla và kết thúc tuần giao dịch tại 123,26 đôla một thùng. Kể từ 11/7 tới nay, dầu đã giảm tới 24 đôla.
Các chuyên gia nhận định giá nhiên liệu càng giảm, phố Wall càng đi lên. Nếu dầu tụt xuống và duy trì dưới ở 120 đôla một thùng, phố Wall chắc chắn sẽ được hưởng lợi lớn.
Chứng khoán Nhật có một tuần đi lên. Chỉ số Nikkei 225 giảm 1,97% trong phiên cuối tuần nhưng chung cuộc sau một tuần đã đi lên 4,2%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1,5% và tiến thêm 3,96% so với thứ sáu tuần trước. Chứng khoán Trung Quốc chứng kiến chỉ số tổng hợp Shang Hai của nước này cộng thêm 3,12% sau tuần qua. Trong phiên cuối tuần, chỉ số này giảm 1,55%.
Tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh có mức giảm tuần 0,44% và 0,18% trong ngày 25/7. Cùng ngày, chứng khoán Đức và Pháp biến động trái chiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,76% trong khi DAX của Đức giảm 0,06%. Hai chỉ số cao hơn tuần trước lần lượt là 1,9% và 0,85%.
Xuân Hòa (Theo CNN)
0 Responses to Phố Wall tăng điểm trong phiên cuối tuần
Something to say?